Các cụ dặn rồi, mẹ có bầu đừng bồng ẵm con ai kẻo gây ảnh hưởng cho chính mình và con yêu trong bụng, nặng còn có thể sảy thai.

Chuyện là chị gái em từ khi mang bầu thì càng ngày càng thích trẻ con ra mặt, kiểu nhìn con người ta rồi nôn nóng chờ con mình sinh ra. Cứ mỗi lúc vậy là lại đưa tay đòi bồng ẵm cho đã thèm. Nhưng cô dì xung quanh cản ngay lại, bảo bà bầu là không có bồng bế con người ta.

Nói thật mấy kiểu kiêng kỵ bà bầu này đôi khi cảm thấy lạc hậu, cổ hủ lắm các chị. Nhưng mà mẹ em cũng bảo chị em rồi, các cụ xưa dạy cấm có sai đâu. Bầu bí mà bồng ẵm trẻ con sẽ không tốt cho đứa nhỏ trong bụng, còn dễ sảy thai.

Nghĩ lại thì cái này cũng có cơ sở khoa học hẳn hoi đó các chị, với lại có kiêng có lành, tốt nhất em thấy phụ nữ mang thai không nên bồng bế trẻ con.

3 việc mẹ làm ngay khi vừa thức dậy tưởng bình thường lại khiến thai nhi khó chịu

Mẹ bầu mệt mỏi, mất sức

Mẹ bầu bụng ngày một to, đi đứng ngày một nặng nề, tự mình di chuyển đôi khi còn thấy mệt mỏi, bất tiện. Nếu vì thích trẻ con hoặc phải giữ con nhỏ mà bồng bế một được trẻ trong thời gian dài sẽ khiến mẹ bầu dễ bị suy nhược, mất sức.

hình ảnh

Bồng bế trẻ con trong thời gian lâu dễ khiến mẹ bầu mệt mỏi. Ảnh: Internet

Một khi mẹ bầu mệt mỏi, mất sức, hơi thở nặng nhọc có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng của mình. Việc kiêng kỵ mẹ bầu bồng bế trẻ con là để đảm bảo sức khỏe cho mẹ, thai nhi phát triển tốt và mẹ tập trung dưỡng thai hơn.

Ảnh hưởng đến thai nhi, dọa sảy thai

Việc mẹ đặt một đứa trẻ khác tì vào thành bụng to của mình có thể gây áp lực cho thai nhi bên trong, gây nên các cơn co thắt tử cung. Chưa kể trẻ con thường hiếu động, có thể lỡ chân lỡ tay đụng trúng bụng bầu, nhẹ thì gây đau, nặng thì tổn thương, thai yếu, dọa sảy.

hình ảnh

Trẻ con nếu lỡ vung chân tay mạnh trúng bụng mẹ sẽ tổn thương thai nhi. Ảnh: smartparents

Dễ mất thăng bằng, té ngã

Trẻ con quấy, vùng vẫy là điều bình thường, nhưng với mẹ bầu, bản thân đôi khi dễ mất thăng bằng, nếu gặp đứa bé hiếu động sẽ rất dễ vì thế mà té ngã. Một khi mẹ bầu té ngã thì việc tổn thương cho thai nhi là điều khó tránh khỏi.

Đau lưng, nhức khớp

Lưng của mẹ bầu vốn rất hay đau do chịu áp lực từ thai nhi ngày một lớn dần lên. Mẹ bế thêm một đứa trẻ sẽ lại khiến lưng chịu tải thêm sức nặng, dẫn đến việc đau lưng trầm trọng.

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sản xuất relaxin, một loại hormone nới lỏng khớp, khiến tăng nguy cơ đau khớp ở mẹ bầu, gây đau, viêm sưng khi mẹ bầu bế trẻ con, gây áp lực lên các khớp.

hình ảnh

Mẹ bầu bồng bế trẻ con dễ gây áp lực lên xương khớp, mất sức khỏe. Ảnh: bump

Rõ ràng, việc kiêng kỵ phụ nữ mang thai bồng bế trẻ con là có cơ sở khoa học, không đơn thuần chỉ là kinh nghiệm dân gian truyền miệng. Để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và thai nhi, tốt nhất chị em nên hạn chế việc bồng bế trẻ con khi bầu bí.

Trường hợp các chị bảo rằng con lớn chưa tròn tuổi, nhà không người chăm thì mình không bế con sao được. Các chị có thể bế con trong những khoảng thời gian ngắn trong tháng 4 – 5 thai kỳ, với điều kiện trẻ dưới 10kg và thể lực mẹ bầu phải tốt nhé!

Theo Sina