Nơi tìm thấy con không ai ngờ tới, từ sâu thâm tâm của đứa trẻ, con vẫn muốn được đến trường, muốn được đi học.

Mấy ngày nay em xem tin trên trang nước ngoài, một học sinh trung học bỏ nhà đi 9 ngày liên tiếp không tăm hơi đã gây xôn xao dư luận. Sự việc xảy ra cũng vì em này bị cho thôi học, người mẹ giận lên nên có mắng con.

Đâu có ngờ con bỏ nhà đi luôn, mẹ đỏ mắt đi tìm con mà không chút tung tích. Đến khi tìm ra con thì ai cũng thấy xót xa cho đứa trẻ ấy. Con thật đáng trách nhưng cũng rất đáng thương.

Học sinh ngày nay áp lực học tập ngày càng tăng. Một mặt, chịu áp lực với điểm số, cạnh tranh, giờ học chính khóa, học thêm dồn dập. Một mặt, các em còn phải chịu áp lực từ phía gia đình, gánh trên vai kỳ vọng của cha mẹ. Dưới sức ép của hai luồng căng thẳng này, nhiều học sinh dễ gặp vấn đề tâm lý.

Tuy nhiên, một số phụ huynh chỉ quan tâm đến điểm số, kết quả học tập mà hiếm khi chú ý đến tâm lý của con. Cũng chính vì vậy, nhiều trẻ em có vấn đề sẽ bị bỏ qua vô tình. Chỉ đến khi có sự cố, phụ huynh mới giật mình nhận ra rằng họ đã thiếu quan tâm đến con mình.

hình ảnh

Ảnh: sohu

Khả năng chịu áp lực là khác nhau, có em bị mắng thì cười cho qua, nhưng có em lại chọn cách chạy trốn khỏi thực tại. Gần đây, một học sinh trung học 16 tuổi ở Tân Dư, Giang Tây, xứ Trung đột nhiên mất liên lạc với gia đình nhiều ngày liền.

Hôm đó, em học sinh Vũ bị nhà trường đuổi học. Mẹ em chạy đến trường để đón em về nhà. Trên đường, người mẹ quá tức giận và đổ lỗi cho em, to tiếng với em vài câu. Vũ cúi đầu, cũng không có cãi nhau với mẹ. Nhưng khi chờ đèn giao thông để qua đường, Vũ đột nhiên vụt chạy đi.

Người mẹ định níu con trai lại thì đã quá muộn. Cứ thế, con trai mất hút trong tầm mắt của mẹ. Từ lúc đó, người mẹ không còn gặp lại con mình nữa, cứ như con bốc hơi khỏi xã hội vậy.

16 tuổi, chỉ là học sinh và không có tiền, con bỏ đi đâu được. Con sẽ ngủ ở đâu, ăn gì, tận 9 ngày liền không có chút tin tức?

Để tìm được con, bố mẹ Vũ dùng hết mọi cách, bất kể có tin tức tìm thấy ai đó, hoặc chuyện bất trắc nào đó, họ đều đến xem. Ai cũng thấy kỳ lạ, một nam sinh 16 tuổi đâu thể tự dưng biến mất như vậy được. 9 ngày liền không tìm ra, một số hy vọng có một phép màu, số khác đã bắt đầu nghĩ đến những chuyện không hay.

hình ảnh

Ảnh: sohu

Ngay trong lúc mọi người bất lực, tin tức tốt được truyền ra, Vũ được tìm thấy. Nơi tìm được Vũ là trường THCS cũ của em. Ban ngày, đói bụng, em sẽ lén vào lớp học tìm đồ ăn vặt của học sinh. Tối đến, em sẽ ngủ trong nhà kho bên cạnh sân trường. Suốt 9 ngày liền em đã ở một mình tại ngôi trường em từng học.

Đến ngày thứ 9, trong lúc lẻn vào lớp tìm đồ ăn vặt của học sinh, em đã bị phát hiện. Khi nghe tin này, nhiều người đau xót cho em. Có ai ngờ, một đứa trẻ bị cho thôi học, phút cuối cùng lại nghĩ đến việc trốn ở trường học.

Với em, trường học vẫn là nơi thân quen, cho em cảm giác an toàn. Lúc được tìm thấy, em vẫn đang ngồi thẩn thờ trong lớp học. Khi người mẹ tiến đến định ôm con vì mừng quá, em lại đẩy mẹ ra bảo con không muốn nói chuyện với mẹ. Hiện tại em học sinh đang được tư vấn tâm lý.

hình ảnh

Ảnh: sina

Một số cư dân mạng nghĩ rằng đó là trách nhiệm của nhà trường, đáng lẽ không nên đuổi học, để tâm trí của đứa trẻ rất đau đớn. Tuy nhiên, cũng không thể đổ lỗi cho nhà trường, vì em vi phạm nên mới bị đuổi học theo quy định.

Có người lại cho rằng lỗi lớn nhất thuộc về bố mẹ của Vũ. Đứa trẻ đã phạm sai lầm lặp đi lặp lại nhưng bố mẹ không đủ quan tâm đến con. Kết quả khiến con bị đuổi học. Đến khi con bị đuổi học thì quay ra mắng con, to tiếng với con, khiến đứa trẻ càng tổn thương nhiều hơn dẫn đến việc bỏ nhà đi.

Cách xử lý tốt nhất là hướng dẫn để cho con nhận ra mức độ nghiêm trọng của sai lầm của mình. Cùng con đối mặt với cú ngã đầu đời, giúp con thay đổi bản thân và tìm cách cho con trở lại trường học hoặc tìm kiếm tương lai, hướng đi mới cho con.

Sau khi đứa trẻ phạm sai lầm, bản thân đứa trẻ rất tự trách mình. Tại thời điểm này, bố mẹ không nên đổ thêm dầu vào lửa. Liên tục chỉ trích chỉ đẩy con ra xa hơn mà thôi. Do đó, nếu con cái có làm sai, chỉ mong các bố mẹ đừng như câu chuyện này, giận đến đâu cũng đừng dồn con vào đường cùng bằng những lời lẽ nặng nề. Hãy chừa cho con một đường lui, cho con hiểu rằng quay đầu lại, vẫn có bố mẹ làm chỗ dựa cho con, giúp con sửa chữa lỗi lầm.

Xem thêm:

Thấy vui vì phát hiện sớm và bổ sung prebiotic mỗi ngày

Con em được hơn 2 tháng mà cứ sau tầm 9-10h đêm là bé quấy khóc dữ dội, dỗ mãi mới chịu nín

Vài vấn đề lưu ý khi trẻ sơ sinh thở mạnh