Dù có lớn bao nhiêu đi chăng nữa, con cái vẫn mãi là những đứa trẻ trong mắt cha mẹ.

Người thực sự hiểu câu nói này sẽ luôn là những đứa trẻ trước mặt cha mẹ và được hưởng sự che chở, chăm sóc của cha mẹ.

Lấy một ví dụ rất đơn giản, khi về quê dịp Tết Nguyên Đán, nhiều người lái những chiếc BMW, Mercedes-Benz giúp bố mẹ kéo củi, kéo rơm. Họ cũng biết rằng chi phí sửa một chiếc xe bị xước sơn gấp mấy lần bó củi, nắm rơm đó. Loại hành vi này chính là coi mình như một đứa trẻ, chỉ cần cha mẹ vui vẻ thì cái gì cũng không quan trọng.

hình ảnh

Ảnh OTS

Một người mẹ vừa chia sẻ đoạn video ghi lại cảnh bố ôm con gái dỗ dành, con gái cũng nhõng nhẽo đòi bố ẵm bồng. Người mẹ nhìn mà không biết cười hay khóc. Hình ảnh này nếu là một em bé 3,4 tuổi còn có chút dễ thương, nhưng mà cô con gái tron đoạn clip thì đã cao xấp xỉ mẹ, nhưng vẫn luôn muốn mình em là em bé nũng nịu bố mẹ.

Vụ việc xảy ra tại một ngôi nhà có cảnh trí bình thường. Trong clip, ông bố đang ôm chiếc áo khoác bông nhỏ dễ thương của mình, dỗ dành cô bé ngủ.

Thì ra con gái nhỏ bị ốm, cảm thấy rất khó chịu, cô muốn bố bế để dễ chịu hơn.

hình ảnh

Ảnh OTS

Người mẹ nhìn không khỏi lắc đầu, muốn mắng con gái nhưng không nhịn được, rốt cuộc con bé bị bệnh. Nhưng nhìn chồng ôm chiếc “áo bông to tướng” mà thắt lưng suýt gãy, cô cảm thấy buồn cười. Cô giải thích rằng đây là cô con gái lớn trong nhà, năm nay mới 11 tuổi. Trong mắt bố mẹ thì nó vẫn chỉ là một đứa trẻ, dù sao thì nó cũng vẫn là trẻ vị thành niên, còn đang học tiểu học và phải được người đón đưa đến trường, muốn đi đâu cũng phải xin phép bố mẹ. Dù sao thì độ tuổi này vẫn còn là trẻ con.

hình ảnh

Ảnh OTS

Tuy nhiên, tuổi thì nhỏ chứ người không nhỏ chút nào. Chiều cao của con gái không khác gì người lớn. Cô bé 11 tuổi đã cao 163 cm. Nếu đứng cạnh nhau thì mẽ và con gái về cơ bản là có cùng chiều cao.

Vì thế, nhìn chồng ôm con gái dỗ dành, người phụ nữ không biết nên khóc hay nên cười?

"Đừng nhõng nhẽo nữa, con đã cao 1m63 rồi, bố không ôm được con nữa đâu."

Tuy nhiên, chiếc áo khoác bông nhỏ không nghe lời mẹ mà muốn được bố ôm, nói rằng đây là bố của mình và nếu có thể, cô bé muốn bố bế cho tới khi nào bố không thể nào bế được nữa mới thôi.

Lời con gái nói không có gì sai, vì vậy người mẹ chỉ đành làm theo lời hai cha con. Dù sao một người đòi, một người sẵn sàng chịu đựng, cản không nổi. Nếu bố có lỡ đau lưng hay trật khớp chỗ nào đó thì cũng chỉ biết trách bản thân quá nuông chiều con gái mà thôi.

hình ảnh

Ảnh OTS

Cư dân mạng cho rằng chiều cao không có ý nghĩa gì, tuổi tâm hồn của trẻ 11 tuổi là của trẻ 11 tuổi. Dù sao trẻ con cũng thích được nhõng nhẽo với bố mẹ, xin được bế bồng. Vì vậy, hầu hết các bậc cha mẹ đều đồng tình với cách làm của ông bố trong đoạn clip. Tuy có chút mệt mỏi khi phải ôm chiếc áo khoác độn bông to lớn này nhưng lại mang lại cho con cảm giác an toàn. Đây chính là tình yêu thương của người cha mà biết bao đứa con mong muốn có được nhưng không thể có được. .

Đừng nên đánh giá con người qua vẻ bề ngoài

Trong thời đại ngày nay, chiều cao không còn có thể dùng để đo tuổi của một người nữa. Cư dân mạng chia sẻ:

“Tôi 40 tuổi và có một lần đưa con trai đi ăn gà rán, mọi người trong quán đều quay lại nhìn 2 mẹ con khi con trai tôi nói: Mẹ ơi, mẹ có thể mua cho con một chiếc bánh hamburger được không? Nó 13 tuổi, cao 182 cm, tôi chỉ đứng tới ngực nó mà thôi.”

“Con tôi 11 tuổi, mỗi lần đi vệ sinh là phải hỏi mẹ, có kỳ khôi không cơ chứ.”

“Thật ra tôi mong rằng mình có sức khỏe, để bế con cho đến khi nào không bế được nữa thì thôi. Đó là khoảng thời gian sau này có muốn quay trở lại cũng không thể. Tôi thực sự rất nhớ cảm giác ôm ấp, dỗ dành lũ trẻ. Chúng luôn nhìn tôi với ánh mắt tin cậy, cứ như tôi là cả thế giới của chúng.”

Sở dĩ trẻ em ngày nay cao lớn như vậy chủ yếu là do dinh dưỡng, môi trường và sự chăm sóc của bố mẹ. Ngày xưa không phải trẻ con nhà nào cũng được uống sữa tươi từ nhỏ tới lớn, hoặc được tham gia vào các lớp học giúp tăng chiều cao. Nhưng cha mẹ chúng ta phải hiểu rằng tâm hồn con cái chưa trưởng thành, chúng ta phải dành cho con đủ sự quan tâm, yêu thương.

Một số người còn cho rằng con gái lớn nên tránh bố. Trẻ con không hiểu gì cả, nhưng cha mẹ phải dạy chúng nên giữ khoảng cách với những người khác giới, ngay cả những ông bố cũng không ngoại lệ.

Trẻ em ngày nay đều phát triển sớm nên việc dạy chúng điều này thực chất là để bảo vệ chúng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người vẫn cho rằng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái càng gắn bó thì gia đình sẽ càng hòa thuận, hạnh phúc, có lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Dù sao đến một lúc nào đó con sẽ không xem cha mẹ như vầng dương duy nhất trong cuộc đời chúng nữa, chúng sẽ rời nhà và trở nên xa cách hơn, muốn ôm con 1 cái cũng thật khó.