Người cha già vừa nhóm bếp giây trước, giây sau ngã xuống đất, an ổn mà qua đời, đi nhanh âu cũng là phúc.
Con người không sống cả đời, cỏ cây sống cả đời. Con người cũng như các sinh vật khác trong tự nhiên, đều phải tuân theo quy luật sinh, lão, bệnh, t.ử của tự nhiên.
Thời gian cho chúng ta ảo tưởng rằng mọi thứ là vĩnh cửu và cuộc sống vô tận. Khi còn bé, chúng ta quấn quýt cha mẹ mình. Lớn lên xa nhà kiếm sống, trong lòng luôn có một chỗ hướng về. Đến lúc lập gia đình, chăm lo con nhỏ, ta vẫn nghĩ rằng ở một nơi nào đó, cha mẹ sẽ vẫn chờ ta.
Ảnh Sina
Chúng ta luôn cảm thời gian hạn hẹp và cha mẹ sẽ không già đi. Nhưng một ngày nào đó khi hai thân đột ngột ra đi, những người con đầu hai thứ tóc bỗng như bé lại, ngơ ngác không tin rằng mình đã trở thành trẻ mồ côi. Họ cứ nghĩ rằng cha mẹ trường tồn, dù đi đâu xa thì ở nhà vẫn còn có cha mẹ, nhớ thì cứ việc dong xe về nhà thăm. Thời gian chẳng đợi một ai, song thân không thể sống đời mãi được.
Cha mẹ đột ngột qua đời là điều không thể chấp nhận được, nhưng từ một góc độ khác mà nói, đối với người già lại là một loại phúc khí. So với những người trẻ nhiều năm nằm liệt giường, bệnh tật dồn dập, xem ra còn có phúc hơn nhiều.
Mới đây, một người phụ nữ đã chia sẻ về giây phút ra đi nhẹ nhàng của bố mình. Chị cho biết trong nhà có 7 người con nhưng đều làm ăn hoặc lập gia đình xa. Họa hoằn mới có dịp tụ họp đầy đủ. Thi thoảng cha mẹ chị mới chiều rời mái nhà quê để lên ở với con cháu. Nhưng mới vài ngày đã đòi về vì quen với không khí mở ở nông thôn, chẳng phải bó chân ngồi nhà kín cổng cao tường. Con cái dù nhớ thương cha mẹ nhưng cũng chẳng thể thường xuyên về thăm non. Gia đình, công việc, con nhỏ…, mọi thứ cứ cuốn phăng họ đi.
“Tôi đã định kéo cả gia đình về chơi với ông bà 1 tuần. Dự định này vốn có đã lâu, nhưng 1 năm, 2 năm rồi 3 năm vẫn chưa thực hiện được. Chúng tôi cứ lần lữa mãi nhưng vướng víu nhiều thứ, cả 2 năm dịch vừa qua nữa. Tôi cứ ngỡ bố mẹ sẽ ở đó chờ mình, nên cứ cố gắng từng chút một, hứa với ông bà là nhất định sẽ kéo con cháu về thăm. Có ngờ đâu, ngày chúng tôi có mặt đông đủ lại là ngày buồn nhất, ngày tổ chức tang lễ bố tôi.”
Ảnh Sina
Người phụ nữ cho biết, bố mẹ cô tuy tuổi đã cao nhưng vẫn còn minh mẫn. Hằng ngày vẫn có thể nấu ăn, tự chăm sóc bản thân. Có bệnh thì cũng chỉ là những bệnh vặt của người già. Chẳng ngờ một ngày người cha ra đi đột ngột, không một dấu hiệu nào. Nghe tin con cái chạy về, đứa gần nhất thì cũng nửa ngày mới tới nơi. Không một lời dặn dò trối trăn, người cha già ra đi trong thanh thản, chỉ có những đứa con ngơ ngác, tự trách bản thân mình tại sao lại không về sớm hơn, bây giờ nơi ấy có còn cha ngóng đợi nữa đâu.
Xem lại đoạn clip giám sát trước nhà, cô côn gái lại nước mắt chảy dài. Những cảnh quá đỗi quen thuộc thường ngày, nhìn lại mới thấy cha mẹ đã cô đơn biết chừng nào. Nuôi 7 đứa con khôn lớn mà giây phút cuối đời không có đứa nào bên cạnh.
Trong đoạn clip, có thể thấy hai ông bà cụ đang ngồi bận rộn. Trước sân nhà sạch sẽ và ấm áp, dưới mái hiên có một đôi lão nhân tóc hoa râm. Trước sân đặt một chiếc nồi và bếp đơn giản, hai ông bà đang nhóm lửa nấu ăn. Khung cảnh bình yên và thanh tịnh, hệt như một bức tranh yên ả chốn quê nhà.
Ảnh Sina
Ông lão đang ngồi trước bếp lò, đang chất củi vào nồi, bà lão bên cạnh đang cầm trên tay một cái nồi nhỏ, định đợi nồi nóng lên thì đổ dầu vào và nấu ăn. Họ là một cặp vợ chồng yêu thương nhau. Vợ chồng tay trong tay đi bên nhau gần hết cuộc đời, con cái không mấy khi ở bên cạnh. Còn lại hai người già cùng nhau hưởng thụ tuổi già.
Cuộc sống tuổi già như vậy thật đơn giản và hạnh phúc, cứ sống mãi như vậy thì cũng rất mãn nguyện. Chẳng cần nhà lầu xe sang, cuộc sống êm ả mỗi ngày tiếp nối, nấu ăn làm vườn cùng nhau.
Đột nhiên trên màn hình có dấu hiệu lạ, ông cụ đang ngồi đột nhiên cảm thấy hơi khó chịu, ôm hai tay vào nhau mà xoa xoa. Có lẹ là trời quá lạnh nên ông cụ hơi khó chịu. Chỉ 1 giây sau, ông ngã nhào thẳng tắp lui về phía sau, may mắn đầu không đập vào cửa.
Ảnh Sina
Thấy cụ ông ngã xuống, bà lão hốt hoảng đặt chiếc chậu trên tay xuống đất. Bà đỡ lấy chồng và hét liên hồi nhưng ông lão không còn nghe thấy tiếng bà nữa. Ông đã ra đi mãi mãi dù giây trước vẫn còn ôn hòa cho củi vào lò.
Một giây còn nói cười, một giây sau đã vĩnh viễn xa cách, hiện thực phũ phàng như vậy thật không thể chịu nổi. Không những cụ bà không thể chấp nhận mà những đứa con trong nhà cũng rất xót xa. Người con gái xem cảnh này không cầm được nước mắt. Cô sẽ không bao giờ nhìn thấy cha mình nữa. Thậm chí là ông cụ đi quá đột ngột, còn chẳng dặn dò gì.
Đây là một điều hết sức đau buồn, nhưng trong mắt bà con làng quê, họ bảo: Ông già như vậy là có phúc lắm rồi, thương con cháu lắm mới đi trong nhẹ nhàng bình thản như vậy…
Hóa ra nhiều người già ở nông thôn đã nhiều năm ốm đau, bệnh hiểm nghèo nằm liệt giường, không chỉ người già khổ, chất lượng cuộc sống kém, con cháu cũng phải gánh thêm gánh nặng. Khó khăn trầm mặc từng ngày khiến người ta u uất, con cái cãi nhau, trách móc cha mẹ nằm đó khiến người ta cực nhọc.
Ảnh Sina
Ông cụ ra đi một cách nhẹ nhàng, không bệnh tật. Lúc còn sống cũng không phiền con cháu quanh năm ở bên cạnh. Cho nên người đời bảo rằng tu ngàn năm mới có thể kết thúc cuộc sống nhẹ nhàng, cũng là một loại phúc khí của con cháu.
Tuy nhiên, ra đi kiểu này thực sự quá đau buồn đối với con cháu. Họ còn chưa kịp bày tỏ lòng hiếu thảo trước giường thì ông cụ đã ra đi mãi mãi, đó là niềm tiếc nuối cả đời đối với các con của cụ ông. Vì thế, người phụ nữ đã chia sẻ đoạn clip, nhắn nhủ mọi người đừng vô tâm với cha mẹ nữa. Khi cha mẹ còn sống, hãy thường xuyên về thăm nhà, dành thời gian cho họ nhiều hơn, đừng đợi đến khi người già ra đi, chỉ còn lại những nỗi buồn và những tiếng thở dài, rồi mới hối hận thì đã quá muộn.