Việc cô giáo nói thẳng vào vấn đề tật ở chân của con khiến người mẹ tức giận, sau đó nghe cô xin lỗi và giải thích mới hiểu lòng cô.

Người mẹ đã phải niệm 99 lần những câu tức giận trong bụng để ngăn bản thân không làm lớn chuyện lên khi nghe con kể việc cô giáo đụng chạm đến tật ở chân của con trước mặt các bạn trong lớp.

Cô giáo bảo “không quan tâm em bị tật chân”

Con gái đi học lớp 2, một đêm về nhà kể với mẹ chuyện cô giáo nói khi tập luyện cho buổi diễn văn nghệ ở trường. Cô nói là: "Cô không quan tâm em bị tật ở chân hay bị thiểu năng não, em sẽ phải cùng tham gia tập luyện tiết mục văn nghệ chào mừng của trường mỗi khi em đến lớp".

Bé gái thổn thức: "Con thấy tổn thương, khi cô giáo nhắc đến chân bị tật, cả lớp đều nhìn về con. Con là người duy nhất bị tật chân và di chuyển khó khăn trong lớp".

hình ảnh

Ảnh minh họa: QQ

Người mẹ nghe xong việc cô giáo nói thẳng khuyết tật của con, lòng tràn ngập sự tức tối, tật chân của con là do lúc trước sinh non, để lại di chứng, thực sự rất thương con. Trong lòng người mẹ dâng lên nhiều câu hỏi: "Tại sao cô giáo này lại nói những lời như vậy?", "Làm sao mà làm tổn thương trái tim non nớt của học sinh như thế này? Cô giáo gì thế này!", "Lời nói của cô giáo đau đớn quá"…

Phải đến 99 lần chửi thầm trong bụng và cố gắng không thể hiện sự tức giận của mình trước mặt con gái, người mẹ mới bình tĩnh lại. Người mẹ bèn viết một bức thư cho cô giáo, nội dung đại khái là: "Là cha mẹ, chúng tôi luôn chấp nhận những khuyết tật về thể chất của trẻ, nhưng trẻ cần dành nhiều thời gian hơn để xây dựng sự tự tin cho bản thân. Lời nói của cô giáo khiến Bình bị tổn thương. Tôi mong cô giáo xem xét lại".

Lời xin lỗi của cô giáo

Sau đó cô giáo đã tìm gặp bé Bình, cô nói rằng “Cô không cố ý nói tổn thương em. Cô chỉ muốn em tham gia và trở thành tấm gương cho các bạn, rằng em là một người bị tật nhưng có thể làm được, các bạn không có lý do gì trốn tập. Cô đã không nghĩ quá nhiều và không nhận ra đã làm em tổn thương, thật sự cô không cố ý. Cô xin lỗi em”.

hình ảnh

Ảnh minh họa: appledaily - tengyeshiye

Sau khi trở về nhà bình tĩnh nghĩ lại, Bình cảm thấy cô giáo không nhắm vào khuyết tật của mình để chỉ trích, cô bé cũng không còn tổn thương nữa. "Sự cố Khuyết tật ở Chân" là một cơ hội tốt để giáo dục.

Người mẹ nghe kể lại cũng an tâm hơn, và cũng hy vọng rằng một ngày nào đó, khi bé Bình đang đi trên đường và nghe thấy ai đó nói đụng đến "đôi chân bị khuyết tật", cô ấy có thể sải bước tự tin mà không cần phải thấy tổn thương nữa.

Sau sự việc bị cô giáo nói về tật ở chân, bé Bình đã học được thêm 3 điều:

1. Nếu bạn gặp một vấn đề, hãy cố gắng giải quyết nó mà không né tránh.

2. Để hết suy nghĩ và tổn thương, cần tự mình bày tỏ và trao đổi trực tiếp với người liên quan.

3. Người nói vô tình, người nghe cố ý, một số lời nói của người khác không nên để ở trong lòng quá lâu.