Trong cơn hoảng loạn khi ở nơi xa lạ, cậu bé 4 tuổi đi lạc đã nhớ đến mẹ, sắp xếp lại những lời mẹ từng dạy mà cuối cùng tự giải cứu cho bản thân. Ai cũng có thể học được bài học giáo dục tốt từ câu chuyện này.

Là cha mẹ, ai cũng hy vọng mang lại cho con sự bảo vệ toàn diện nhất. Nhưng kỹ lưỡng đến đâu vẫn không thể dõi theo con 24/24h. Sai sót hoàn toàn có thể xảy ra trong phút chốc. Trong đó, chuyện để lạc mất con có lẽ cơn bấn loạn lớn nhất đối với các bậc cha mẹ.

Thay vì ngồi đó lo sợ một ngày nào đó nhỡ con đi lạc, cha mẹ nên dạy cho con mình biết cách tự giải cứu để được an toàn dù có xảy ra sự cố.  

Một cậu bé 4 tuổi nhanh chóng nổi tiếng trên Internet vì sự dí dỏm của mình. Trong lúc đi mua sắm cùng mẹ, cậu bé vô tình bị lạc. Trong cơn hoảng loạn, với một cậu bé chỉ mới 4 tuổi thì tất nhiên sẽ nghĩ đến mẹ đầu tiên ngay. Nhưng thay vì chỉ nhớ và khóc nhè, cậu bé này nhớ lại những gì mẹ nói với mình. Nhờ vậy mà cậu bé đã tự mình giải cứu mình khỏi rắc rối.

hình ảnh

Nguồn ảnh: Sohu

Hàng ngày, mẹ cậu đều căn dặn con: Nếu con bị lạc, trước tiên phải tìm đến đồn cảnh sát gần nhất và gặp chú cảnh sát. Nhớ chú ấy cứu giúp.

Khi nhớ lại những lời mẹ, cậu bé 4 tuổi đi lạc tìm đến đồn cảnh sát một mình trong đêm tối để tìm kiếm sự giúp đỡ. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của chú cảnh sát, cậu bé đã tìm thấy mẹ mình và được đoàn tụ.

Cậu bé “từ sách giáo khoa bước ra” được cư dân mạng hết lời khen ngợi vì sự dũng cảm và bình tĩnh. Ở tuổi bé như con, có thể nhớ được chỉ dẫn của mẹ trong cơn hoảng loạn thật sự rất đáng được khen ngợi. Nhưng còn điều đáng học hỏi hơn chính là cách giáo dục của người mẹ.

Cha mẹ trước hết phải ý thức rằng cách bảo vệ con tốt nhất không phải là úm cho kỹ trong nhà mà là để con tự biết cách bảo vệ mình. Những cách dạy đơn giản mà cha mẹ có thể truyền đạt cho cả các bé dưới 3 tuổi bao gồm:

1. Nhấn mạnh nhiều lần “con phải ở một chỗ”

Cha mẹ nên nhiều lần nhắc đi nhắc lại một cách nhấn mạnh trước mặt các con rằng “nếu có bị lạc bố mẹ, con không được đi khắp nơi, mà nên đứng một chỗ, chỉ đứng một chỗ đợi bố mẹ quay lại tìm”.  Đồng thời, hãy dạy con đừng dễ dàng tin vào lời nói của người lạ.

2. Dạy con nhớ tên và điện thoại của bố mẹ

Trong những vụ trẻ con bị lạc, nếu bé có thể nhớ được số điện thoại của bố mẹ thì xác suất tìm kiếm được gia đình sẽ cao hơn nhiều. Vì vậy, khi dạy con kỹ năng tự giải cứu khi đi lạc, phải dạy con nhớ nằm lòng số điện thoại của bố mẹ. Phải dạy con nhớ cả họ tên bố mẹ song song với số điện thoại để khi không liên lạc được vì lý do nào đó, có thêm nguồn để người giúp đỡ tìm kiếm cha mẹ.

3. Hướng dẫn con cách nhờ người giúp đỡ

Hãy đặt trường hợp con đi lạc và không thể liên lạc được bố mẹ. Lúc này, chỉ còn cách trẻ phải tự giải cứu mình khỏi rắc rối. Đứa trẻ nên biết tìm ai để giúp đỡ hiệu quả nhất. Cách tốt nhất hãy nói con tìm đến cảnh sát để được giúp đỡ.

4. Thu hút sự chú ý của con khi dạy về tình huống xấu

Khi cha mẹ dạy con về tình huống xấu và cách xử lý, chẳng hạn như khi con đi lạc, bé có thể sẽ cảm thấy không liên quan nên cũng không muốn chú ý. Vì vậy, cha mẹ nên tìm cách làm cho sự truyền đạt của mình thêm thú vị, ví dụ một màn kịch được dựng lên bất ngờ. Điều đó sẽ thu hút sự chú ý của trẻ.

Thông thường chúng ta sống trong tâm lý đó là chuyện người ta, không phải chuyện của tôi cho tới khi chuyện xảy ra với chính mình. Nhưng đợi đến lúc đó, mọi chuyện cũng đã muộn. Do đó từ hôm nay hãy dành thời gian dạy con kỹ năng tự giải cứu khi con đi lạc hoặc gặp tình huống xấu để đảm bảo an toàn cho chính mình.