Sau khi em phải chịu những cơn đau đẻ như chết đi sống lại thì cô công chúa nhà em cũng oe oe cất tiếng khóc chào đời. Thấy cái bụng nhẹ bẫng đi mà em mừng rơi nước mắt. Rất nhanh sau đó, chị bác sĩ đưa con nằm lên bụng em. Nhìn cái đầu bé xíu ngọ nguậy trước mặt mà em thấy vui quá trời luôn.



Chừng 20 phút sau, bác sĩ bế bé đi rồi nói lớn:



- Con nặng 3 kg tròn nhé.



Sau đó thì hai mẹ con em được đưa về phòng của các bà đẻ.



Em đẻ xong còn đau lắm nên chỉ nằm 1 chỗ thôi, nhiệm vụ chăm con phần cả cho bà ngoại.



Mọi người trong phòng thấy mẹ em bế cháu thì ai cũng hỏi cân nặng của em bé, đến khi bà trả lời cháu được 3 kg thì các bà khác khoe:



- Cháu nhà tôi được tận 4,5 kg đó, bằng thằng bé đẻ được 1 tháng tròn trĩnh rồi.



Mẹ em nghe thế thì cứ xuýt xoa khen rồi lại quay sang cháu mình xót xa.



- Chả biết con mẹ mày ăn uống thế nào, nhìn cháu người ta mà thèm.



Em thì vừa mới đẻ xong nên dễ bị kích động lắm. Em bảo bà:



- Con gái 3kg quá chuẩn rồi, chẳng cần nặng quá mà dễ thừa cân, béo phì, trí não kém phát triển chứ lợi lộc gì.



Hồi trước em đi học lớp tiền sản thì được giới thiệu bảng chuẩn cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh như thế này ạ:




Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh theo số liệu mới nhất của WHO




Nhìn vào bảng này thì con em chẳng có gì gọi là còi cọc cả mà ngược lại thì các bà mẹ có con đạt cân nặng đến 4,5 kg mới là đáng lo.



Tuy nhiên, các mẹ từ khi mang bầu cũng cần phải hiểu một điều rằng: Cân nặng của trẻ sơ sinh thật sự là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sau:



- Thể trạng của cha mẹ: Nếu cha mẹ cao lớn thì thường con sinh ra cũng nặng cân hơn so với bình thường. Ngược lại cha mẹ thấp bé thì có thể con sinh ra sẽ nhẹ cân hơn trung bình.



- Nếu người mẹ mang thai đôi, ba hoặc nhiều hơn thì trẻ sinh ra sẽ thường nhẹ cân hơn bởi vì phải chia sẻ không gian trong bụng mẹ.



- Giới tính: Các bé gái có xu hướng nhẹ hơn các bé trai khi mới sinh. Tuy nhiên sự khác biệt này không quá đáng kể.



- Sức khỏe của mẹ trong thai kỳ: Nếu mẹ bị cao huyết áp, đau tim hoặc sử dụng thuốc lá, rượu hoặc các chất kích thích thì trẻ sẽ nhẹ cân. Ngược lại nếu mẹ mắc bệnh tiểu đường, béo phì thì trẻ sinh ra sẽ có xu hướng nặng cân hơn trung bình. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, mẹ không nên dùng bất cứ loại chất kích thích nào trong thai kỳ.



- Dinh dưỡng trong thai kỳ: Dinh dưỡng tốt là điều cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong tử cung. Chế độ ăn nghèo nàn trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến việc phát triển cân nặng và trí tuệ của trẻ.



Bởi vậy, các mẹ nếu muốn con sinh ra được khỏe mạnh, thông minh thì hãy chú ý giữ gìn sức khỏe, có một chế độ ăn hợp lý suốt thai kỳ nhé.



Ngoài ra, các mẹ hãy chú ý theo dõi cân nặng của con ở những tháng đầu sau sinh để biết con mình có đảm bảo tốc độ tăng trưởng chuẩn nhất không nhé. Các mẹ có thể theo dõi ở bảng mà em đã tìm hiểu được dưới đây nhé:



Bảng chuẩn cân nặng, chiều cao của trẻ sơ sinh theo từng tháng.


Chúc các mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan ạ!



Một số bài viết hấp dẫn khác


6 loại quả chỉ NGON vào mùa thu, mẹ bầu nhớ ăn thật nhiều để con trong bụng tăng cân ầm ầm, lại thông minh, xinh xắn nhé


Mẹ hai con mách nhỏ tuyệt chiêu sắm đồ cho trẻ sơ sinh "chất" mà vẫn siêu tiết kiệm


Mẹ bầu nào cũng thích đi siêu âm mà không hề biết 5 sự thật ngỡ ngàng này






Truyện cổ tích hay cho bé: