Mẹ đừng nghĩ lúc nào bụng mình cũng tròn đều như quả bóng, ở tuần thứ 18 trở đi, đôi lúc mẹ sẽ giật mình vì những chuyển động của thai nhi làm cho bụng mẹ lúc cao lúc thấp, bên to bên nhỏ.

Mẹ bầu luôn chú ý đến bụng của mình và cảm nhận nhất cử nhất động của thai nhi để xem con có khỏe không. Đến tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu có thể ngạc nhiên khi thấy bụng có chút “méo”, lúc to lúc nhỏ, trái phải không đều.

Đây là biểu hiện bình thường của thai nhi nên mẹ yên tâm, các bác sĩ gọi đây là thai máy, thể hiện sự phát triển mạnh khỏe của con. Trong quá trình xoay người, thai nhi sẽ tạo nên vị trí cao thấp của bụng bầu, các mẹ dựa theo đó có thể xem ngôi thai đang di chuyển như thế nào.

Tìm hiểu 3 yếu tố khiến bụng mẹ bên cao bên thấp sau đây sẽ giúp mẹ bớt lo lắng cho chiếc bụng “méo” của mình, đồng thời biết được tình trạng sức khỏe thai nhi. Điều này rất quan trọng với việc mẹ có thuận lợi sinh thường hay không.

3 nhóm thực phẩm mẹ bầu ăn nhiều trước khi sinh dễ khiến nước ối bị đục, thai nhi thiếu dưỡng khí

Thai nhi đang chuyển động khỏe mạnh

Khi thai được 18-20 tuần, mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được cử động của thai nhi, lúc này thai nhi chưa vận động nhiều mà thỉnh thoảng có một số cử động nhỏ, nếu chú ý kỹ mẹ mới thấy được.

hình ảnh

Con xoay người, vung tay đá chân khiến bụng mẹ thay đổi hình dáng liên tục. Ảnh: Internet

Bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, các chi của em bé phát triển nhanh chóng, bắt đầu vung tay chân thường xuyên và xoay người. Thậm chí lúc này mẹ còn có thể đôi lúc thấy vết chân hoặc tay của con in lên bụng mình khi nhìn từ bên ngoài.

Vung tay chân chán chê, con sẽ bắt đầu nghỉ ngơi, nghiêng về phía mình thích, con nghiêng bên nào, đầu con hướng về đâu thì bụng mẹ to hơn ở đó. Nếu bé nằm nghiêng bên trái, bạn sẽ thấy bên trái cao hơn bên phải. Nếu em bé nằm nghiêng bên phải thì ngược lại, dẫn đến tình trạng hai bên không cân xứng.

Ngôi thai – liên quan đến khả năng sinh thường

Vị trí của thai nhi trong bụng mẹ có thể đoán được thông qua hình dáng của bụng bầu. Có ba vị trí chính của thai nhi:

Tư thế đầu hướng xuống phía dưới dần là thích hợp nhất cho việc sinh thường. Trong khi sinh, đầu của thai nhi rơi trực tiếp vào xương chậu, đây được gọi là ngôi thuận và rất dễ đỡ đẻ cho mẹ. Với ngôi thai thuận, bụng mẹ thường sẽ có xu hướng xệ và to xuống phía dưới, càng gần ngày sinh, con quay đầu càng rõ nét.

Ngược lại, nếu bụng mẹ gần sinh lại nhô to về phía trên hoặc về hai bên thì đang ám chỉ vị trí ngôi thai ngược (thai mông), thường sẽ không hợp để sinh thường hoặc sinh thường sẽ gặp khó khăn hơn.

Nếu thai nhi nằm ngôi ngược cũng không cần quá lo lắng. Trước 7 tháng, thai nhi đã chuyển động khắp nơi trong bụng mẹ, thậm chí nếu không đúng tư thế thai nhi có thể tự xoay lại dần ở những tháng sau.

hình ảnh

Ngôi thai quyết định mẹ sinh thường hay sinh mổ an toàn hơn

Nếu mẹ gặp vấn đề với vị trí ngôi thai ngược có thể nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ để xoay thai nhi về đúng vị trí. Nếu em bé vẫn chưa vào được vị trí thai nhi ngay trước khi sinh, hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ và chọn phương pháp mổ để tránh thai lưu hoặc chuyển dạ quá lâu khiến mẹ mất sức, dễ gặp biến chứng khi sinh.

Do mẹ ngủ sai cách khiến bụng bị “méo”

Nhiều mẹ bầu nghe bác sĩ nói rằng giữ tư thế nằm nghiêng bên trái rất tốt cho sự phát triển của thai nhi nên sẽ giữ tư thế ngủ này trong suốt thai kỳ.

Tuy nhiên, nằm nghiêng bên trái trong thời gian dài sẽ khiến bụng bên trái to hơn bên phải. Đó là do thai nhi thích nằm nghiêng bên trái tử cung sau khi đã quen với tư thế ngủ này của mẹ.

Bụng bầu của mẹ thay đổi hình dáng liên tục trong một ngày là bình thường, cho thấy con đang phát triển khỏe mạnh. Trong trường hợp mẹ quan sát hoặc cảm thấy có các dấu hiệu như con xoay ngang mãi không chịu đổi ngôi, trẻ quá yên ắng… thì nên đi khám ngay.

Theo Sohu