Có 4 nhóm nằm trong trường hợp chống chỉ định t.iêm đối với một số loại vắc xin nhất định và 11 trường hợp cần trì hoãn t.iêm.

Cho trẻ t.iêm chủng là giải pháp ngăn ngừa bệnh ít tốn kém và hiệu quả nhất mà các chuyên gia Y tế luôn khuyên các bà mẹ lựa chọn.

Em còn nhớ, cách đây khoảng 4 - 5 năm, có trường hợp một bé bị viêm màng não chỉ trong chưa đầy 24 tiếng kể từ lúc phát bệnh đã rời cha mẹ mà đi trong vô vàn tiếc thương. Khi đó, cộng đồng mạng một phen sục sôi không chỉ vì tính chất nguy hiểm của căn bệnh mà còn bởi những câu hỏi xoay quanh vấn đề t.iêm vắc xin phòng bệnh. Chỉ trong thời gian ngắn, các mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi rục rịch rủ nhau đi t.iêm vắc xin phòng bệnh cho con, một phần cũng bởi khi ấy đang vào mùa dịch bệnh. Số khác không quên hỏi lại lịch t.iêm nhắc vì lo sợ mũi t.iêm đầu đã quá hạn.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: khaosod

Đến lúc bệnh thành dịch và đã có một hay một vài trẻ mất thì các cha mẹ mới cuống cuồng nghĩ đến chuyện t.iêm vắc xin. Nhưng t.iêm phòng không phải là phong trào nhất thời. Cũng bởi vì ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc t.iêm phòng nên dù khi không có dịch, các mẹ trẻ bây giờ vẫn theo dõi rất chặt chẽ lịch t.iêm chủng của con mình vì lợi ích sức khỏe của chính các bé.

Tuy mang lại lợi ích phòng bệnh có lợi là vậy nhưng không phải trẻ em nào cũng thỏa mãn điều kiện cần và đủ để được t.iêm chủng đối với một số loại vắc xin nhất định.

Trẻ nào chống chỉ định t.iêm, trẻ nào cần được hoãn t.iêm... luôn là những câu hỏi mà các bà mẹ bắt buộc phải đặt ra trước khi quyết định cho con tiêm ngừa hay không.

Sau những trường hợp trẻ bị sốc phản vệ, trẻ không qua khỏi sau t.iêm gây hoang mang dư luận, các đơn vị tổ chức t.iêm chủng đều phát phiếu sàng lọc trước t.iêm để thăm dò qua các mẹ về tiền sử bệnh cũng như tình hình sức khỏe hiện tại của trẻ.

Cũng quan tâm đặc biệt đến vấn đề này nên khi đọc thấy có hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về khám sàng lọc trước t.iêm chủng cho trẻ thì em lập tức nghĩ ngay đến việc phải note cho các mẹ.

Theo đó, trong đợt hướng dẫn mới nhất từ 27/3/2023, Bộ Y tế có đặc biệt lưu ý các phụ huynh về 4 nhóm chống chỉ định t.iêm vắc xin và 11 trường hợp khác cần trì hoãn t.iêm chủng.

Hướng dẫn này sẽ được áp dụng từ ngày 27.3, thay thế cho hướng dẫn đã ban hành trước đó vào tháng 6.2019 các mẹ nha.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: khaosod

Cụ thể em đọc được trên thanhnienonline ghi rõ hướng dẫn như sau:

Đối với sàng lọc trước t.iêm chủng cho trẻ em từ 1 tháng tuổi trở lên có 4 nhóm trường hợp chống chỉ định với một số vắc xin, gồm:

  • Trẻ có tiền sử phản vệ độ 3 trở lên sau t.iêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần).
  • Trẻ mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh: chống chỉ định với vắc xin OPV.
  • Trẻ có tiền sử lồng ruột: chống chỉ định với vắc xin Rota.
  • Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

Đối với sàng lọc trước t.iêm chủng cho trẻ nhỏ, Bộ Y tế cũng hướng dẫn 11 trường hợp tạm hoãn t.iêm chủng, gồm:

- Trẻ có cân nặng dưới 2 kg thì phải chuyển khám sàng lọc và t.iêm chủng tại bệnh viện. Khi cân nặng trẻ từ 2kg trở lên, phải khám sàng lọc và t.iêm chủng tại các cơ sở t.iêm chủng ngoài bệnh viện;

- Trường hợp trẻ có tiền sử phản ứng phản vệ độ 2 sau t.iêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần) thì cần phải được chuyển khám sàng lọc và t.iêm chủng tại bệnh viện;

- Trường hợp trẻ có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần t.iêm chủng trước của cùng loại vắc xin (ví dụ: lần đầu không sưng tấy, lần sau viêm sưng tấy lan tỏa tại vị trí t.iêm...) thì phải chuyển khám sàng lọc và t.iêm chủng tại bệnh viện;

- Trường hợp trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, suy giảm ý thức...) thì thực hiện t.iêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định;

- Trường hợp trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng  thì thực hiện t.iêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định;

- Trường hợp trẻ sốt cao từ 38 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5 độ C (đo nhiệt độ tại nách) thì thực hiện t.iêm chủng sau khi thân nhiệt của trẻ ổn định;

- Trường hợp nghi ngờ trẻ mắc hoặc mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh chưa xác định được mức độ hoặc mắc suy giảm miễn dịch thể nặng thì cần tạm hoãn t.iêm chủng các vắc xin sống giảm độc lực và chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện; thực hiện t.iêm chủng khi trẻ được chẩn đoán suy giảm miễn dịch không thuộc thể nặng, ngoại trừ vắc xin bại liệt uống (OPV);

- Trường hợp trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B) thì phải tạm hoãn t.iêm chủng vắc xin sống giảm độc lực; thực hiện t.iêm chủng cho trẻ khi đủ 3 tháng tính từ ngày cuối cùng sử dụng sản phẩm;

- Trường hợp trẻ đang điều trị hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid toàn thân (uống, t.iêm) với liều cao; trẻ hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày thì phải tạm hoãn t.iêm chủng vắc xin sống giảm độc lực; thực hiện t.iêm chủng cho trẻ sau khi kết thúc điều trị corticoid, hóa trị và xạ trị 14 ngày;

- Trường hợp trẻ mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định thì phải chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện; thực hiện t.iêm chủng khi tình trạng bệnh của trẻ ổn định;

- Các trường hợp tạm hoãn t.iêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

Các mẹ cần lưu ý kỹ 4 trường hợp chống chỉ định t.iêm và 11 trường hợp cần hoãn t.iêm chủng trên để nhận định đúng con mình rơi vào trường hợp trước khi quyết định cho bé t.iêm nhé.

Bao giờ cũng vậy, tại các điểm t.iêm chủng, luôn bố trí bác sĩ khám sàng lọc trước t.iêm. Các bác sĩ này đều có chuyên môn và được tập huấn kỹ lưỡng. Tuy vậy, vẫn cần sự phối hợp của các cha mẹ trong việc khai báo sàng lọc y tế cho con trước khi t.iêm. Những thông tin thu thập được trong phiếu khám sàng lọc sẽ được lưu lại hết nên các mẹ đừng lo nhé.

Thêm một lưu ý khác về 7 biến chứng nặng có thể gặp sau tiêm mà cha mẹ cần quan sát ở con mình:

  • Sốt cao trên 38,5 độ;
  • Co giật; 
  • Áp xe; 
  • Sốc phản vệ;
  • Phản ứng quá mẫn cấp tính;
  • Khóc thét không ngừng;
  • Nhiễm khuẩn huyết.

Những phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng là có thể xảy ra. Do đó, việc thăm khám, sàng lọc sức khỏe của trẻ trước khi tiêm và theo dõi phản ứng sau tiêm của trẻ là hết sức quan trọng. Sau khi tiêm, cha mẹ nên cho trẻ nán lại theo dõi tại điểm tiêm sau ít nhất 30 phút thay vì vội đưa con về. Những biện pháp phòng ngừa bao giờ cũng tốt hơn là để đến khi sự việc không hay xảy đến các mẹ nhé!