Cơn đau thấu trời của mẹ lúc sinh thường mang đến nhiều lợi ích cho con, cũng xem như an ủi vì mẹ không bị đau vô ích.

Nhiều mẹ mang thai lần đầu chưa biết “mùi” đau đẻ, chỉ nghe rằng rất đau mà thôi và nghĩ chuyện đau đẻ chỉ để tống nhanh con ra ngoài. Mẹ phải biết rằng đường sinh rất khó và quanh co, em bé cần thay đổi tư thế nhiều lần để chui ra ngoài, quá trình này diễn ra rất chậm.

Thông thường, bà mẹ sinh con đầu lòng mất 12-16 giờ để sinh con, trong khi bà mẹ sinh con lần hai chỉ cần 8-12 giờ. Nếu sản phụ sinh quá nhanh và rặn quá mạnh trong quá trình sinh nở có thể làm rách ống sinh của mẹ, gây băng huyết và nguy hiểm đến tính mạng của em bé.

Nếu cơn đau ít hơn hoặc khoảng thời gian sinh quá dài sẽ gây mệt mỏi, dễ khiến bé khó thở và gây ra những nguy hiểm khác. Tuy nhiên, mẹ không nên lo lắng vì thực tế, cơn đau chuyển dạ có 6 lợi ích cho con, nếu mẹ sinh thường, hãy cố giữ bình tĩnh và làm theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.

hình ảnh

Ảnh: dealmoon

6 lợi ích chính của cơn đau chuyển dạ đối với trẻ sơ sinh

1. Tử cung luôn co bóp khi mẹ sinh nở, thực tế trong quá trình co bóp, phổi của bé đã được vận động, rất tốt cho việc giãn nở phế nang, giúp con được giảm các nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp.

2. Sự co bóp của tử cung và sự co bóp của ống sinh có thể đẩy nước ối và chất nhầy trong đường hô hấp của thai ra ngoài, nhờ đó cơn đau chuyển dạ giúp con không bị ngạt khi sinh.

3. Khi em bé lọt qua ống sinh, đầu sẽ bị ép và lượng máu lên não lớn, nhờ đó em bé sẽ thở êm ái hơn.

4. Cơn co tử cung có thể làm cho phần trên của tử cung dày hơn và phần dưới mỏng đi, cửa tử cung sẽ ngày càng lớn, điều này thúc đẩy khả năng co bóp tử cung sau sinh, đồng thời có thể giúp nhau thai, sản dịch nhanh chóng được thải ra ngoài cơ thể. Thời gian để tử cung hồi phục sẽ ngắn hơn.

5. Người mẹ có thể truyền immunoglobulin G của mẹ cho con trong quá trình sinh thường, vì vậy con có sức đề kháng tốt, không dễ bị ốm.

6. Trên thực tế, em bé sẽ có nhiều cảm giác khác nhau trong ống sinh, những cảm giác này có thể giúp phát triển chức năng tiền đình não của bé, rất tốt cho quá trình phát triển vận động sau này của bé. Việc co bóp cũng có thể kích thích não bé tiết ra chất cerebrolysin giúp ích cho sự phát triển trí tuệ của bé.

hình ảnh

Ảnh: grinews

Tại sao có cơn đau chuyển dạ?

Hãy tưởng tượng rằng em bé đang ở trong một chiếc túi trong bụng mẹ. Lúc này, miệng túi được buộc bằng một sợi dây, và sợi dây ở đây chính là cổ tử cung của mẹ. Cổ tử cung và âm đạo được kết nối với nhau và thường được đóng lại để tránh thai nhi rơi ra ngoài.

Gần đến ngày dự sinh, các mô và cơ cứng này sẽ trở nên mềm mại dưới tác động của hormone, có lợi cho việc sinh em bé. Trong quá trình sinh nở, sự co bóp của tử cung đóng vai trò quan trọng, trợ giúp để đưa con ra ngoài.

hình ảnh

Ảnh: baidu

Sau khi cổ tử cung mở, những cơn co thắt của mẹ lúc này có thể cho phép em bé chào đời. Em bé cần thực hiện một loạt các hành động để chui qua ống sinh, những hành động này không chỉ dựa vào bản thân em bé mà còn phải dựa vào lực co bóp tử cung của mẹ và phản lực của ống sinh thì em bé mới có thể sinh nở an toàn dưới 2 lực đẩy này.

Phổi của em bé cũng bị ép trong quá trình co bóp của tử cung, có thể ép ra dịch phế nang và nước ối, trẻ cất tiếng khóc đầu tiên, các phế nang mở ra nhanh chóng, em bé có thể thở độc lập, tránh được một số tai nạn.

Mặc dù em bé có thể chào đời miễn là vượt qua quãng đường 10cm, nhưng mỗi bước đi đều phụ thuộc vào cơn đau của người mẹ. Do đó, các bà mẹ tương lai cần hiểu ý nghĩa của cơn đau chuyển dạ, vượt qua cơn đau mới có thể sinh ra một em bé khỏe mạnh và thông minh.

Theo QQ