Mỗi lần đi siêu âm thai, thấy bác sĩ khen con to, con khỏe là vui lắm các chị nhỉ! Thế nhưng, mấy phút ít ỏi mà máy quét lướt trên bụng thì bác sĩ cũng chỉ nói được vài câu thôi, xong lại đến lượt người khác. Bà bầu nào cũng muốn nán lại hỏi thêm nhưng đều "ngại". Cuối cùng, thông tin của thai nhi đều nằm vỏn vẹn trong tờ kết quả mà các chị xem cũng không hiểu lắm...



Mẹ nào đang trong hoàn cảnh như thế thì "bơi" vào đây nhé! Mỗi lần đi khám thai, các mẹ cứ nhớ kĩ 5 chỉ số quan trọng này. Con khỏe yếu thế nào thì sẽ rõ cả thôi!



1. GA (Gestational age)



Tuổi thai là yếu tố rất quan trọng vì nó liên quan đến việc dự tính ngày sinh cũng như giúp mẹ và bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi theo đúng "tuổi". Thông thường, tuổi thai thường được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng trước khi mẹ có bầu. Nếu mẹ không nhớ rõ ngày này hoặc có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì nên trao đổi rõ để bác sĩ dùng những biện pháp khác để tính tuổi thai.



Chú ý: Dự kiến sinh (phụ thuộc vào tuổi thai) sẽ chính xác nhất vào thời điểm thai từ 1 đến 3 tháng. Từ tháng thứ 4, dự kiến này thường chênh lệch nên các bác sĩ luôn khuyên mẹ lấy ngày dự kiến trước đó làm "chuẩn" để lên kế hoạch sinh đẻ.



2. CRL: Rown rump length (chiều dài từ đầu mông)



Trong siêu âm, chỉ số chiều dài đầu mông rất quan trọng đối với trẻ dưới 12 tuần. Vì lúc này bác sĩ thường không tính cân nặng và lấy chiều dài đầu mông làm thước đo sự phát triển của thai nhi.



3. BPD: Biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh)



Đường kính lưỡng đỉnh chính là chu vi vòng đầu của thai nhi (thường được tính từ lúc 13 tuần). Đến giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu nên quan tâm đặc biệt đến chỉ số này vì nếu đầu con quá to thì sẽ khó đẻ thường và nên cân nhắc đến phương án sinh mổ. Đầu của em bé sơ sinh khoảng 90mm là bình thường.



4. FL: Femur length (chiều dài xương đùi)



Bước vào tuần thứ 13, chiều dài đầu mông của em bé rất khó đo vì con nằm ở nhiều tư thế khác nhau trong bụng mẹ. Thay vào đó, bác sĩ sẽ dựa vào chiều dài xương đùi để xác định thai nhi có đạt tiêu chuẩn chiều cao hay không nên các mẹ chú ý nhé!



5. EFW (g): Cân nặng ước tính



Đây có lẽ là chỉ số được nhiều mẹ quan tâm nhất. Cân nặng của con phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng nên các mẹ nhớ chú ý ăn uống nhé! Đặc biệt, nhiều mẹ có tâm lý thích con "càng to càng tốt" nhưng đây không phải là quan niệm đúng đâu. Thực tế là nhiều em bé sơ sinh vượt quá cân nặng đã phải đối mặt với rất nhiều bệnh như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch. Cân nặng tốt nhất của bé là từ 2,9kg đến 3,5kg.






Ngoài ra, còn 1 số chỉ số khác thường được bác sĩ kí hiệu như sau:



TTD: Đường kính ngang bụng


APTD: Đường kính trước và sau bụng


AC: Abdominal circumference (chu vi vòng bụng)


GS: Gestational sac diameter (đường kính túi thai)


HC : head circumference (chu vi đầu)


AF : amniotic fluid (nước ối)


AFI : amniotic fluid index (chỉ số nước ối)


OFD : occipital frontal diameter (đường kính xương chẩm)


BD : binocular distance (khoảng cách hai mắt)


CER : cerebellum diameter (đường kính tiểu não)


THD : thoracic diameter (đường kính ngực)


TAD : transverse abdominal diameter (đường kính cơ hoành)


APAD : anteroposterior abdominal diameter (đường kính bụng từ trước tới sau)


FTA : fetal trunk cross-sectional area (thiết diện ngang thân thai)


HUM : humerus length (chiều dài xương cánh tay)


Ulna : ulna length (chiều dài xương khuỷu tay)


Tibia : tibia length (chiều dài xương ống chân)


AFI : amniotic fluid index (chỉ số nước ối)




Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa



Mẹ bầu muốn thai nhi được khỏe mạnh thì nên lưu ý những điều này:


Con sinh ra có thể bị hở hàm ếch nếu mẹ bầu cứ tiếp tục làm điều này trong thai kỳ


Ăn những thực phẩm quen thuộc giàu axit folic như thế này, mẹ bầu không bao giờ phải lo dị tật thai nhi


Sắp đẻ đến nơi rồi mà thai mới 2,5kg, nhưng nhờ những món quen thuộc này mà con em vẫn khỏe mạnh với 3,5kg lúc chào đời