Khi con ruột và con người khác cùng bị đuối nước, các bố sẽ cứu ai trước?

Bố cứu con ruột mình trước tiên khi gặp nạn là lựa chọn đương nhiên, là bản năng của một người bố, nhưng cuối cùng lại bị chỉ trích và bị tố là quá ích kỷ.

“Tính mạng con tôi còn quan trọng hơn mạng sống tôi”

Con trai anh Vương năm nay 11 tuổi, thường chơi thân với 2 bạn nhỏ khác trong xóm. Một ngày, 3 đứa trẻ hẹn nhau ra ao làng bơi, nhưng không ngờ tai nạn lại xảy ra.

hình ảnh

Ảnh: sina

Thấy các cháu có biểu hiện đuối nước, nhiều người trên bờ hô hoán. Anh Vương lúc này đang ở gần đó liền chạy đến thì thấy 3 đứa trẻ đang vùng vẫy dưới nước. Không kịp suy nghĩ, anh Vương nhảy xuống nước bơi về phía con mình, sau khi cứu được con, anh Vương lại nhảy xuống nước để cứu cháu thứ 2, nhưng khi anh Vương bơi xuống lần nữa thì cháu bé thứ 3 đã mất dấu.

Cháu bé cuối cùng không được cứu thoát đã ra đi, mọi người trên bờ cũng bày tỏ sự thương tiếc. Anh Vương lê tấm thân kiệt sức ôm con vẫn còn thấy sợ hãi, mọi người lúc này lại nhìn anh bàn tán xôn xao. Mọi người mắng nhiếc anh Vương là kẻ máu lạnh, ích kỷ, chỉ quan tâm đến tính mạng của chính con mình, ích kỷ cứu con mình trước mà bỏ qua tính mạng của con người khác.

Thấy mọi người xung quanh đang chỉ trích mình, anh Vương rất bức xúc nên lớn tiếng quát: “Là bà, bà sẽ cứu con của mình hay con của người khác trước? Tính mạng của con mình còn hơn của mình, nếu mình không cứu nó trước thì kiếp này không thể tha thứ cho chính mình. Các người nói xem ai trong các người sẽ cứu con của người khác trước?”.

hình ảnh

Ảnh: sina

Những người trên bờ đã cứng họng, không ai chắc mình sẽ cứu con người khác trước. Nhiều người thời nay là vậy, cứ thích đạo đức giả, chỉ trích lên án người khác mà không nhìn lại bản thân mình, không đứng trên lập trường người ta mà nghĩ.

Thực tế, nếu tai nạn xảy ra, với bản năng làm cha mẹ, người ta sẽ tự nhiên mà cứu con mình trước. Dù anh Vương cứu con mình trước tiên nhưng anh vẫn quay lại cứu thêm được một đứa nữa, chỉ là đứa bé cuối cùng cứu không kịp.

Hành động cứu con mình trước tiên không có gì là sai. Nhưng sau khi đã cố gắng hết sức cứu người, ông bố lại bị chỉ trích ích kỷ vì cứu con mình trước, nhận phải sự buộc tội vô đạo đức.

Thay vì chạy đi cứu con, hãy dạy con cách tránh xa nguy hiểm

1. Nói con nghe về những tình huống nguy hiểm

Trong cuộc sống, cha mẹ nên nói cho con biết về các nguy hiểm như tránh xa sông hồ, xa lửa, xa đèn điện và các đồ vật, nơi nguy hiểm. Tốt nhất nên cho con xem bằng chứng cụ thể như tranh vẽ, phim ảnh để con ý thức được.

hình ảnh

Ảnh: sina

Đồng thời từ nhỏ cha mẹ nên dạy con một số kỹ năng sinh tồn cơ bản như học bơi, kỹ năng đi đường, gọi người đến giúp, không tự ý đi theo người lạ, không đi chơi một mình ở chỗ vắng vẻ…

2. Giám sát và quản lý trẻ em

Cha mẹ cũng nên giám sát và đảm bảo sự an toàn của con cái, không nên để con khuất tầm nhìn của cha mẹ khi con còn quá nhỏ. Mỗi ngày phải nhớ dặn con không được đến những nơi nguy hiểm, nghịch những vật nguy hiểm. Khi giao con cho người khác, cũng nên chọn người cẩn thận để gửi gắm.

3. Cha mẹ nên đề phòng nguy hiểm cho con

Cha mẹ cần bảo vệ con trước những rủi ro trong cuộc sống như nắm tay con khi sang đường, chú ý đồ điện trong nhà, giữ con cẩn thận khi đưa con ra ngoài, tránh con bị lạc, bị đuối nước, bị té ngã…

Trẻ con rất nghịch ngợm, một khi tránh khỏi tầm mắt cha mẹ không biết con có thể gặp những chuyện gì. Điều cha mẹ có thể làm là luôn dặn dò con, cố gắng giữ con luôn ở nơi có người quan sát để có thể đảm bảo an toàn cho con cách tốt nhất.