Bảo vệ đầu gối cho bé đi xe đạp có cần thiết hay không là thắc mắc của các phụ huynh khi sắm xe đạp cho con. Để có được câu trả lời cho thắc mắc này, bố mẹ hãy tham khảo những thông tin sau đây.

Tìm hiểu về dụng cụ bảo vệ đầu gối

Bảo vệ đầu gối cho bé đi xe đạp

(Nguồn ảnh: Phukienthethao)

Dụng cụ bảo vệ đầu gối hay băng / đai bảo vệ khớp gối là sản phẩm nhận được sự quan tâm của những người thường xuyên tập các môn thể thao vận động mạnh như đi xe đạp, tập gym, trượt patin, trượt băng, đá bóng, chạy bền. Nếu không sử dụng đai bảo vệ gối thì có thể xảy ra những tai nạn đáng tiếc khi vận động mạnh như bị trật gối, tệ hơn là gãy xương đầu gối.

Đai bảo vệ khớp gối có chức năng bảo vệ đầu gối, hỗ trợ cho người chơi các môn thể thao hoặc vận động viên chuyên nghiệp. Nó thường được cấu tạo từ vải cotton co giãn hoặc các chất liệu khác miễn sao đảm bảo độ bền và chống trầy xước, đàn hồi tương đối để mang lại cảm giác dễ chịu khi sử dụng. 

Bên cạnh chức năng này, dụng cụ bảo vệ đầu gối cũng có công dụng giảm tải trọng cơ thể đè lên khớp gối, vì vậy nó có thể dùng cho người lớn tuổi, người bị thoái hóa khớp gối.

>> Có thể mẹ chưa biết: Cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp hiệu quả, dễ áp dụng cho các bé

Vì sao cần dùng dụng cụ bảo vệ đầu gối cho bé đi xe đạp

bảo vệ đầu gối cho bé đi xe đạp

(Nguồn ảnh: Thegioixedap)

Khi sử dụng xe đạp, nếu bị mất thăng bằng và ngã xuống thì khuỷu tay, bàn tay, đầu gối của con theo phản xạ sẽ va chạm xuống mặt đất đầu tiên. Dụng cụ bảo vệ đầu gối sẽ giúp tránh các chấn thương có thể xảy ra với bộ phận này. Con đi xe đạp sẽ không bị lo lắng, sợ sệt, có thể thoải mái vui chơi hơn.

Vì vậy với thắc mắc có cần dùng đồ bảo vệ đầu gối cho bé đi xe đạp hay không thì câu trả lời là có nhé. 

Cần lưu ý gì khi mua dụng cụ bảo vệ đầu gối cho bé đi xe đạp?

Khi chọn mua dụng cụ bảo vệ đầu gối cho bé đi xe đạp, bố mẹ hãy chú ý mua loại làm bằng chất liệu thoáng mát, mềm mại, chống va đập tốt. Cần tham khảo các thông số về kích thước để chắc chắn là bạn mua đúng cỡ của con mình. Nếu sản phẩm có nhiều màu thì hãy cho con chọn màu sắc mình yêu thích.

Bộ dụng cụ an toàn cho bé khi đi xe đạp còn có những gì?

bảo vệ đầu gối cho bé đi xe đạp

(Nguồn ảnh: KoreaChic)

Ngoài đồ bảo vệ đầu gối, bố mẹ nên sắm đầy đủ bộ đồ bảo hộ gồm:

  • Đồ bảo hộ khuỷu tay: Đai quấn khuỷu tay giúp bảo đảm an toàn, tránh xây xước khi bé lỡ bị mất thăng bằng té ngã
  • Mũ bảo hiểm: Giúp bảo vệ phần đầu của con, tránh va đập và không làm bé bị thương khi té xe. Hãy chọn cho con chiếc mũ vừa vặn, có xốp êm ái, màu sắc theo sở thích của con lại càng giúp bé yêu thích việc đội mũ bảo hiểm khi đạp xe hơn.
  • Giày bảo hộ: Có thể nhiều bé sẽ không thích mang giày nhưng hãy thuyết phục con mang để bảo vệ đôi chân không bị dính bẩn và có tư thế đạp xe chắc chắn nhất.

Trẻ em bao nhiêu tuổi có thể đi xe đạp?

Sẽ không có độ tuổi cố định nào để bé tập xe đạp mà sẽ phụ thuộc vào thể chất cũng như sự phát triển của cơ thể bé. Dưới đây là một số mốc thời gian giúp bố mẹ dựa vào và biết khi nào là thời điểm thích hợp để tập xe cho con: 

Từ 1.5 - 2.5 tuổi: Thời gian cho con làm quen với 1 chiếc xe đạp

Ở giai đoạn này, con rất tò mò về thế giới xung quanh. Hầu như bé nào cũng sẽ sẵn sàng trải nghiệm những hoạt động mới. Tất nhiên ở độ tuổi này thì con chưa thể làm chủ một chiếc xe nhưng bố mẹ có thể cho con làm quen với xe thăng bằng, hoặc ngồi xe đẩy ba bánh để bố mẹ đẩy đi dạo xung quanh nhà, trong công viên.

Từ 3 - 4 tuổi: Cho bé đi xe đạp với bánh phụ

Bé ở độ tuổi này đã làm quen với việc ngồi trên chiếc xe đạp trẻ em. Con có thể tập đi xe ba bánh làm quen với những chuyển động khác của bàn chân khi điều khiển xe.

Trẻ 4 - 7 tuổi: Có thể tháo bánh phụ để bé luyện giữ thăng bằng

Bé đã có khả năng giữ thăng bằng và tự điều khiển xe một mình mà không cần bánh phụ hỗ trợ. Tuy nhiên bố mẹ không nên để con tự chạy xe mà không có sự giám sát. Hãy quan sát khi con đạp xe để giúp bé thấy an toàn, không bị lo lắng khi tự đi xe một mình.

Vậy là phụ huynh đã biết có nên bảo vệ đầu gối cho bé đi xe đạp hay không và những lưu ý khi chọn mua đồ bảo hộ cho bé. Hãy quan sát khi con tập xe đạp để bé thấy bố mẹ luôn đồng hành cùng mình, và nếu chẳng may có té ngã xảy ra thì cũng có người lớn để giúp con bình tĩnh hơn.

Nguồn tham khảo: Sieuthixedap, Dienmayxanh 

Xem thêm bài viết liên quan

Top xe đạp cho bé chất lượng và có kiểu dáng đẹp mắt

Những điều cần chú ý khi chọn xe đạp ba bánh cho bé 2 tuổi

Bật mí cách tập xe đạp 2 bánh cho bé an toàn, hiệu quả

Kinh nghiệm mua xe đạp cho bé 2 tuổi từ A đến Z