1. Rối loạn cảm xúc và hành vi là gì?

Mặc dù rối loạn cảm xúc và hành vi thường được nhắc chung với nhau, song các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý cho biết, căn bệnh này chỉ 2 tình trạng rối loạn khác nhau. 

1.1. Rối loạn cảm xúc

Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, đây là tình trạng cảm xúc bị trầm trọng quá mức so với bình thường mà người bệnh không thể kiểm soát, làm ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, gây sa sút học tập, làm việc kém hiệu quả. Rối loạn cảm xúc khá thường gặp và có thể chữa khỏi khi tìm ra nguyên nhân. Song nếu chủ quan để bệnh tiến triển, nhiều người rối loạn cảm xúc dẫn đến trầm cảm. 

1.2. Rối loạn hành vi

Bệnh lý này chỉ đến tình trạng người bệnh gặp phải các vấn đề về cảm xúc và hành vi xuất hiện từ khi còn nhỏ hoặc tuổi vị thành niên. Các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý cho biết, với căn bệnh này, trẻ gặp khó khăn khi phải tuân theo nguyên tắc xử sự thông thường, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ sa đà vào những tệ nạn xã hội.

Chưa có thống kê cụ thể về số trẻ em ở nước ta gặp phải chứng rối loạn cảm xúc và hành vi song căn bệnh này đang phổ biến thấy rõ. Có đến khoảng 20% trẻ mắc rối loạn nặng phải can thiệp y tế và điều trị theo phác đồ của chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, gây tốn kém thời gian, chi phí và ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển, trưởng thành của trẻ.

Dựa trên độ tuổi, bệnh được chia thành 2 nhóm gồm: rối loạn cảm xúc và hành vi thể khởi phát khi trẻ mắc từ dưới 10 tuổi và thể khởi phát khi trẻ mắc ở tuổi thanh thiếu niên. Không ít bậc phụ huynh cho rằng những biểu hiện bệnh do đặc điểm tâm lý ở tuổi mới lớn song thực tế, bệnh nghiêm trọng hơn và cần phải được điều trị.

2. Biểu hiện trẻ rối loạn cảm xúc và hành vi

Theo các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, đặc điểm chung của trẻ rối loạn cảm xúc và hành vi là rất khó kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân dẫn đến những hành động tiêu cực, bất thường, đi ngược lại với nguyên tắc chung của xã hội. Trẻ sẽ bộc phát triệu chứng, hành vi theo bản năng, không lường được hậu quả cũng như quan tâm tới cảm xúc của người xung quanh.

Một số biểu hiện cảm xúc và hành vi của trẻ khi mắc căn bệnh này như sau:

  • Cư xử hung hãn với bạn bè, những trẻ nhỏ tuổi hơn hoặc kể cả với bố mẹ, ông bà, những người thân xung quanh và không nhận thức được hành vi này là không tốt. Nhiều trẻ rối loạn cảm xúc và hành vi còn có tình trạng cư xử hung hãn quá mức với cả đồ vật hay con vật.
  • Hay nói dối.
  • Hay phá phách, trốn học, cãi lời cha mẹ, thầy cô, làm ngược lại với các nguyên tắc được giáo dục ở nhà hoặc tại trường lớp.
  • Có xu hướng tự cô lập bản thân, thu mình khỏi xã hội.
  • Có hành vi gây hại đến tinh thần, thể chất của những người xung quanh nhưng trẻ không nhận thức được điều ấy.
  • Trẻ tăng động, giảm chú ý.
  • Trẻ có thói quen ăn uống bất thường, có thể chán ăn, không chịu ăn, ăn rất ít mỗi ngày hoặc ăn rất nhiều không thể kiểm saots.
  • Trẻ thực hiện những hành vi tự gây hại đến bản thân, tìm đến thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Không trò chuyện, chia sẻ, giao tiếp với mọi người.
  • Trẻ gặp khó khăn khi giao tiếp thông thường, tiếp thu thông tin, tính toán hoặc nói ra cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.

Trên đây là những hành vi khi trẻ bị rối loạn cảm xúc và hành vi có thể nhận thấy được, những cảm xúc tiêu cực sẽ khó để nhận biết hơn. Trẻ có những rối loạn cảm xúc như: tự ti về bản thân, thấy mình bất tài vô dụng, cảm giác tiêu cực, tuyệt vọng, dễ cáu giận, bồn chồn, khó tập trung,...

Các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý cho biết, chứng rối loạn cảm xúc và hành vi ở trẻ rất phức tạp, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành những căn bệnh tâm thần nghiêm trọng. Không ít trẻ bị rối loạn cảm xúc và hành vi không được phát hiện dẫn đến những hành vi tự tử hoặc giết người, gây ra những vụ án thương tâm.

3. Phòng ngừa rối loạn cảm xúc và hành vi ở trẻ

Để có biện pháp phòng ngừa, cần xác định được những nguyên nhân dẫn đến rối loạn cảm xúc và hành vi ở trẻ em. Tuy nhiên, các bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý khuyến cáo, thực tế rất khó để tìm ra nguyên nhân chính xác, song thường có các yếu tố liên quan như:

  • Yếu tố sinh học: Liên quan đến chứng rối loạn chuyển hoá, nguyên nhân di truyền,...
  • Do chấn thương: tổn thương thần kinh trung ương, chấn thương não,...
  • Do tác động từ môi trường: Trẻ bị bạo hành từ nhỏ, trẻ gặp biến cố lớn về tâm lý, gia đình không hòa thuận,...

Những trẻ có yếu tố nguy cơ trên cần được chăm sóc, theo dõi và can thiệp sớm từ các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần nếu có các dấu hiệu của bệnh rối loạn cảm xúc và hành vi. Để phòng ngừa và điều trị, gia đình vẫn là yếu tố quan trọng nhất, trẻ cần được yêu thương, quan tâm, chia sẻ.

Ngoài ra, để điều trị tốt bệnh rối loạn cảm xúc và hành vi cũng cần sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường và xã hội. Trẻ cần được dạy dỗ đúng cách để phát triển tâm sinh lý bình thường, khỏe mạnh.

Các mom xem chi tiết bài viết tại đây nhé: https://tre-roi-loan-cam-xuc-hanh-vi-nguyen-nhan-bieu-hien