Bình Định là vùng đất không chỉ sở hữu những vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc đến từ thiên nhiên núi rừng và biển cả mà nơi đây cũng từng là kinh đô của Vijaya (Đồ Bàn) của Vương quốc Chăm Pa cổ đại. Trong số những công trình kiến trúc cổ kính mang dấu ấn văn hóa của người Chăm còn sót lại tại Bình Định, sự góp mặt của Tháp đôi Quy Nhơn đã trở thành một trong những điểm đến hàng đầu được lựa chọn bởi khách du lịch khi ghé thăm tại vùng đất này. Vậy có những đặc điểm gì nổi bật tại Tháp đôi Quy Nhơn, hãy cùng Zoom Travel khám phá địa danh độc đáo này ngay bên dưới nhé!

tháp đôi quy nhơnĐịa danh Tháp đôi Quy Nhơn

Xem ngay: TOUR QUY NHƠN – HÒN KHÔ KỲ CO – EO GIÓ – PHÚ YÊN 4N4Đ LỄ 30/4 & 1/5 2024

1. TỔNG QUAN VỀ THÁP ĐÔI QUY NHƠN 

1.1. Tháp đôi Quy Nhơn nằm ở đâu? 

Tháp đôi Quy Nhơn là một địa danh du lịch nằm ở đường Trần Hưng Đạo thuộc phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tọa lạc trong một khuôn viên sở hữu diện tích khoảng 6.000m2, ngọn tháp được thừa hưởng những cỏ cây xanh mướt và là nơi lý tưởng để khách du lịch có thể tham quan và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên phong phú tại khu vực này. 

tổng quan vẻ đẹp tháp đôi quy nhơnTổng quan vẻ đẹp tại Tháp đôi Quy Nhơn

Bên cạnh đó, Tháp đôi Quy Nhơn còn là một trong tám cụm tháp Chăm duy nhất còn sót lại tại vùng đất Bình Định ngày nay và đồng thời cũng là một trong những di tích kiến ​​trúc của nền văn hóa Chăm Pa cổ đại mang những dấu ấn bản sắc tôn giáo độc đáo.

1.2. Đường đi đến Tháp đôi Quy Nhơn

Tháp đôi Quy Nhơn nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng chừng 1,5km. Nếu xuất phát từ trung tâm thành phố, bạn chỉ cần đi thẳng tuyến đường Trần Hưng Đạo và sau đó rẽ phải hướng vào địa danh Tháp đôi Quy Nhơn. 

đường đi đến tháp đôi quy nhơn

Bản đồ đường đi đến Tháp đôi Quy Nhơn

2. GIỜ MỞ CỬA VÀ GIÁ VÉ THAM QUAN TẠI THÁP ĐÔI QUY NHƠN

Tháp đôi Quy Nhơn mở cửa phục vụ khách du lịch vào hai khung giờ khác nhau bao gồm từ 7h sáng đến 11h30 trưa và từ 13h30 chiều đến 17h chiều vào tất cả các ngày trong tuần. Ngoài ra, mức giá vé tham quan tại khu vực này chỉ tầm khoảng 8.000đ/người và chi phí giữ xe nếu bạn di chuyển bằng phương tiện cá nhân là 5.000đ/chiếc.

3. KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP TẠI THÁP ĐÔI QUY NHƠN

3.1. Kiến trúc độc đáo tại Tháp đôi Quy Nhơn 

Nhìn từ xa, cả hai tòa tháp đều sở hữu cửa chính hướng về phía Nam và mang trong mình những lối kiến trúc cổ kính với chất liệu bằng gạch nung. Đặc biệt, các lớp gạch nung này được sắp xếp liền kề dính chặt vào nhau. Đây là một trong những kỹ thuật xây dựng vô cùng công phu, độc đáo đến từ người Chăm. Bên cạnh đó, kiến trúc cửa Tháp đôi Quy Nhơn nhìn từ xa cao vút trông giống như những mũi dao sắc nhọn và chứa đựng vẻ đẹp hùng vĩ đến mức mà khi bạn đứng trong lòng tháp cứ ngỡ như thấy cả “vùng trời bao la”.

kiến trúc độc đáo tại tháp đôi quy nhơnKiến trúc độc đáo tại Tháp đôi Quy Nhơn

Ngoài ra, phần chân tháp tại Tháp đôi Quy Nhơn là tập hợp những khối lớp đá đỏ cùng với những lớp gạch được xếp chồng lên nhau và được chạm khắc tỉ mỉ những bức phù điêu về những nữ vũ công trông giống như đang nhảy múa. Đây là một trong những nét đặc trưng phổ biến trong phong cách kiến trúc của Vương quốc Chăm Pa cổ đại. Đặc biệt hơn, những bức tường được chạm khắc hình tượng chim thần Garuda với hai tay dâng cao trông như đang nâng đỡ ngọn tháp kỳ vỹ này. Cùng với đó là tạp chủng đầu voi mình sư tử, hình người ngồi có 6 hoặc 8 tay bằng đá theo tín ngưỡng của người Chăm.

3.2. Dấu ấn văn hóa Chăm Pa bên trong Tháp đôi Quy Nhơn

Đặc điểm nổi bật trong tòa Tháp đôi Quy Nhơn là sự xuất hiện của những dấu ấn văn hóa của người Chăm Pa cổ đại. Tiêu biểu là vị thần LinGa-Yoni, vị thần linh trong văn hóa của người Chăm. Vị thần này biểu hiện 3 phần biểu tượng của 3 vị thần khác nhau bao gồm phần đế hình vuông là hiện thân của thần Brahma; phần giữa hình bát giác là hiện thân của thần Visnu và phân trên hình tròn là hiện thân của thần Shiva. Đây được xem là những vị thần linh tượng trưng cho văn hóa tín ngưỡng xưa của người dân Chăm Pa với mong muốn cầu cho mùa màng bội thu, sự sung túc hay sự phồn thịnh. 

dấu ấn văn hóa Chăm Pa cổDấu ấn văn hóa Chăm Pa cổ đại bên trong Tháp đôi Quy Nhơn

3.3. Check-in tại Tháp đôi Quy Nhơn

Ngoài việc tham quan cũng như khám phá những lối kiến trúc cổ kính mang dấu ấn văn hóa của Vương quốc Chăm Pa, bạn cũng có thể chụp những bức ảnh check-in độc đáo ngay tại khu vực này. Những tòa tháp cao kỳ vĩ bao trùm bởi thiên nhiên trong xanh, tươi mát chắc hẳn sẽ là những yếu tố góp phần làm tăng thêm sự sinh động, hấp dẫn cho những bức ảnh tuyệt vời trong hành trình khám phá tháp Đôi Quy Nhơn của mình.

check in tại tháp đôi quy nhơnCheck-in những bức ảnh độc đáo tại công trình Tháp đôi Quy Nhơn

Xem thêm: TOP 10 Địa Điểm Du Lịch Phú Yên Check-In Đẹp Như Mơ

4. KINH NGHIỆM KHI THAM QUAN TẠI THÁP ĐÔI QUY NHƠN

Khi tham quan tại Tháp đôi Quy Nhơn thì bạn nên chuẩn bị cho mình những vật dụng cần thiết như mũ, áo khoác, kem chống nắng,... để bảo vệ làn da tránh khỏi những cái oi bức của mặt trời. Ngoài ra, tránh đi tham quan vào những thời điểm từ tháng 9 đến tháng 12 vì những thời điểm này sẽ chịu nhiều ảnh hưởng bởi mưa to, gió lớn. Bên cạnh đó, đừng quên tham quan những địa điểm du lịch khác tại vùng đất Bình Định này để có thể trải nghiệm hết những thú vị tại nơi đây trong chuyến hành trình du lịch thanh xuân của mình. 

tháp đôi quy nhơn

Trang bị những kinh nghiệm cần thiết khi tham quan tại Tháp đôi Quy Nhơn

Tháp đôi Quy Nhơn là một trong những địa danh du lịch hứa hẹn cho du khách có nhiều trải nghiệm lý thú. Vì thế, nếu bạn đang có kế hoạch cho chuyến du lịch của mình thì hãy liên hệ ngay với Zoom Travel hoặc liên hệ qua số điện thoại 0903.909.074 để được tư vấn tận tình nhé!