facebookShare on twitterShare on emailShare on printMore Sharing Services
0


Việt Nam xác lập 7 kỷ lục châu Á
10:28 | 29/05/2013


(Petrotimes) - Tổ chức kỷ lục Việt Nam cho biết, Việt Nam đã xác lập được 7 kỷ lục châu Á tính đến tháng 5/2013.


Trong 7 kỷ lục trên có 3 kỷ lục thuộc về cá nhân, 3 kỷ lục thuộc về Phật giáo và kỷ lục bức tranh “Cửu Long tranh châu” bằng ngọc nguyên khối lớn nhất của công ty Dũng Tân.Ba kỷ lục Phật giáo vừa được xác lập kỷ lục châu Á là: Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất châu Á (chùa Phật Lớn, tỉnh An Giang); Tượng Phật nhập niết bàn trên đỉnh núi dài nhất châu Á (chùa Linh Sơn Trường Thọ, tỉnh Bình Thuận) và Tượng Phật nhập niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á (chùa Hội Khánh, tỉnh Bình Dương).Ngoài ra, NSƯT, Đạo diễn Nguyễn Văn Lượng với kỷ lục “Đạo diễn có số lượng phim về đề tài đất nước, con người miền biển đảo nhiều nhất”; Họa sĩ Trương Hán Minh với "Bức tranh thủy mặc về hoa dài nhất”; Họa sĩ Đặng Ái Việt, "Nữ họa sĩ vẽ chân dung mẹ Việt Nam Anh Hùng nhiều nhất” cũng vừa được ghi tên vào danh sách kỷ lục gia châu Á.Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục vào 2006. Tượng có chiều cao từ dưới chân đế đến đỉnh đầu là 33,6m, tổng trọng lượng gần 1.700 tấn, được đặt trên núi Thiên Cấm Sơn. Phải mất gần 2 năm với lượng công nhân thi công thường xuyên khoảng 60 người mới hoàn thành tác phẩm này. Đây là công trình văn hóa nghệ thuật tôn nghiêm, có quy mô, độc đáo.


Tượng Phật nhập Niết bàn trên đỉnh núi Tà Cú
Tượng Phật nhập Niết bàn trên đỉnh núi dài nhất châu Á được an vị tại chùa Linh Sơn Trường Thọ trên Núi Tà Cú (thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận). Là pho tượng được làm hoàn toàn bằng công sức lao động của con người, cùng với sự hỗ trợ của đông đảo Phật tử khắp các tỉnh miền Nam, không dùng máy móc hay cần trục.Pho tượng được tạo tác ở thế nằm nghiêng, lưng tựa vào vách núi, an nhiên gối đầu lên tay. Tượng Phật dài 49 mét, tượng trưng cho 49 năm từ khi đức Phật thành đạo đến khi nhập diệt, ngang nơi bàn chân là 8,8m, cao từ 2 bàn chân xếp lên là 4,9m, cao từ vai xuống là 12,2m.“Tượng Phật nhập niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á” (chùa Hội Khánh – Bình Dương), có chiều cao từ mặt đất lên 22,5m, từ mặt sàn lên bờ vai 11,8m, dài 52m, nặng 620 tấn. Đây là một công trình mỹ thuật đáng tự hào của Phật giáo Bình Dương. Công trình được xác lập là kỷ lục châu Á vào ngày 18/05/2013.NSƯT, Đạo diễn Nguyễn Văn Lượng, là người đã thực hiện 221 bộ phim về đề tài đất nước, con người miền biển đảo Việt Nam từ năm 1988 đến nay, trong đó có các thể loại phim truyện, phim tài liệu, phim phóng sự…


Họa sĩ Trương Hán Minh và tác phẩm đạt kỷ lục
Họa sĩ Trương Hán Minh, là tác giả của "Bức tranh thủy mặc về hoa dài nhất” với chủ đề "Phú Quý Trường Xuân”. Bức tranh đã được bán đấu giá với số tiền gần 2 tỷ đồng để giúp trẻ em nghèo khuyết tật trên cả nước.Số lượng tranh họa sĩ Đặng Ái Việt vẽ bà mẹ Việt Nam Anh Hùng cho đến nay là chân dung 1.000 bà mẹ, và con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên.


Bức tranh “Cửu Long tranh châu”
Cuối cùng, bức tranh “Cửu Long tranh châu” là bức tranh nguyên khối bằng ngọc Pakistan gồm 9 con rồng, ở giữa là viên ngọc minh châu, có chiều cao 1,83m, rộng 2,1m, dày 35cm và nặng hơn 2 tấn. Bức tranh mô tả sống động hình ảnh 9 con rồng châu Á đang uốn lượn trên mây cùng tranh một viên ngọc, hình ảnh toát lên sức mạnh, quyền uy, sự thịnh vượng và thành đạt.
M.


P Link :http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/viet-nam-xac-lap-7-ky-luc-chau-a.html