Hôm nay vừa đọc bài này trên Lao Động


http://laodong.com.vn/Phap-luat/Vi-mot-con-cho-danh-chet-hai-con-nguoi/81508.bld


Thấy mạng người bị coi rẻ thảm hại. Kinh khủng.


Vì một con chó đánh chết hai con người Thứ năm 30/08/2012 13:00


Lê Thanh Phong


Hai người trộm chó ở làng Nhĩ Trung, xã Gio Linh, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị bị dân làng vây đánh chết. Người ta có thể vì con chó đánh chết con người thì thật đáng sợ.



Chiếc xe máy của một người trộm chó bị người dân đốt cháy. Ảnh: PLTPHCM


>> 2 người thiệt mạng vì... trộm chó


>> Những vụ đánh hội đồng đến chết người trộm chó


Nhưng cái đáng sợ hơn, có những nơi lên tiếng “Hai cẩu tặc bị đánh chết”, tin tức đưa theo hướng ca ngợi vụ đánh chết người đó như một thắng lợi.






Đáp trả điều xấu bằng một điều xấu hơn, đáp trả một hành vi vi phạm pháp luật bằng hành động phạm pháp nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến án mạng là thực tế lâu nay ở những vụ trộm chó, đánh chết “cẩu tặc”. Điều đáng nói là đã có rất nhiều vụ việc như vậy xảy ra trong sự bất lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, và chẳng có gì để đảm bảo rằng sẽ không còn những vụ trộm chó, những vụ “cẩu tặc” bị đánh hội đồng đến chết. Sự manh động, hoan hỉ của đám đông sau khi đánh chết “cẩu tặc”; việc các cơ quan chức năng thường “bó tay” trong việc xác định thủ phạm đánh chết kẻ trộm chó, đang đặt ra những vấn đề đáng phải suy nghĩ, phải bàn về các khía cạnh đạo đức xã hội, lỗ hổng pháp luật. Chúng tôi rất mong nhận được phản hồi của bạn đọc về vấn đề này. Bạn đọc có thể gửi ý kiến của mình về vấn đề này bằng cách bấm nhập nội dung ngay dưới bài viết hoặc e-mail về địa chỉ: @gmail.com">toasoan.laodong@gmail.com.


Vụ án mạng liên quan đến trộm chó trên không phải là cá biệt, đã có nhiều vụ khác từng xảy ra, án mạng rất nghiêm trọng. Người trộm chó bị đánh chết thê thảm, người ra tay độc ác lại hoan hỉ vì trị được bọn trộm cắp. Họ tự cho mình cái quyền “thi hành án” tử hình mà không cần phải có một phiên toà xét xử. Cái ác được thực hiện công khai, lạnh lùng như vậy, ngang nhiên vi phạm pháp luật như vậy, nhưng việc xử lý tội phạm xem ra còn bế tắc.


Lý do, các vụ đánh người trộm chó xảy ra cùng chung kịch bản, đó là nhiều người trong làng cùng xông vào đánh, không có người cầm đầu, chủ mưu. Người đấm, người đạp, người cấu, người xé. Người lớn có, phụ nữ có, kể cả trẻ em. Nhiều người ra tay nhưng lại là một đám đông. Cơ quan điều tra khó có thể xác định được ai là người gây ra cái chết cho nạn nhân. Công an đang đối diện với một loại tội phạm “vô hình”, chẳng lẽ khởi tố cả làng.


Án mạng đã xảy ra, có người bị giết chết, nhưng phá án là một thách thức đối với cơ quan pháp luật.


Một vấn đề còn lớn hơn, đó là qua vụ án cho thấy đạo đức xã hội xuống dốc thảm hại. Con người đang ở vào giai đoạn phát triển về trình độ vật chất, nhưng tính nhân văn vận động theo chiều ngược lại. Cái ác công khai, ngang nhiên, không phải sự bộc phát của cá nhân mà hành động tập thể. Chủ thể có hành vi phạm tội là đám đông, một đám đông “hồn nhiên phạm tội” và còn tự tưởng thưởng như một chiến công trừng trị bọn trộm cắp. Trẻ em của những địa phương gây ra án mạng vì chó giết người đó sẽ phát triển nhân cách như thế nào khi được chứng kiến, thậm chí trực tiếp tham gia vào cuộc tàn sát đó?


Những hành động giết người đều đáng lên án, đều phải trừng trị. Để cho cái ác lộng hành, xã hội phải trả giá rất khủng khiếp.