Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như cách thức hoạt động của việc thực hiện phòng vệ giá hàng hóa bằng ví dụ minh họa cụ thể nha.

Giá hàng hóa nói chung sẽ biến động tăng hoặc giảm liên tục hàng tháng, hàng tuần thậm chí hàng giờ do chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến cán cân cung cầu. Việc biến động giá này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những người sản xuất hàng hóa như nông dân hoặc các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. Chính vì vậy để đảm giảm thiểu rủi ro cũng như định mức được trước biên độ lợi nhuận cho nhà sản xuất hoặc nông dân, hợp tác xã thì việc tìm kiếm một công cụ phòng vệ giá hàng hóa là điều cần thiết.

Phòng vệ giá hàng hóa (Hedging commodity) là hình thức người nông dân hoặc doanh nghiệp chốt trước giá bán hoặc mua (ký kết trước một hợp đồng tương lai) nhằm mục đích định mức được lợi nhuận trước khi sản xuất hoặc trồng trọt, kiểm soát rủi ro cho người nông dân hoặc doanh nghiệp.

Phòng vệ giá hàng hoá Hedging là gì? Ví dụ về phòng vệ giá hàng hóa - Công  ty cổ phần giao dịch hàng hóa Đông Nam Á

Phái sinh hàng hóa – Công cụ phòng vệ giá hàng hóa

Giao dịch hàng hóa phái sinh là giao dịch trong đó khách hàng thực hiện mua hoặc bán một hợp đồng hàng hóa cụ thể (như hợp đồng ngô, lúa, cà phê, dầu, xăng ….vv) với khối lượng và mức giá được định trước và việc giao nhận hàng sẽ thực hiện trong tương lai. Các thông tin giao dịch như mặt hàng, khối lượng, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa… được quy định bởi một tổ chức được cấp phép thường là các Sở Giao dịch Hàng hóa. Tại thời điểm giao hàng, dù giá lên hay xuống, các bên tham gia vẫn đảm bảo hàng hóa được giao theo giá đã mua trên sàn trước đó.

 Giao dịch phái sinh hàng hóa là một công cụ hữu ích giúp phòng ngừa rủi ro cho người mua lẫn người bán hay nói cách khác là một dạng phòng vệ giá hàng hóa. Trên thực tế, các hoạt động giao dịch hàng hóa sẽ gặp nhiều rủi ro đặc biệt là khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài do giá cả hàng hóa sẽ biến động liên tục, nhưng giao dịch tương lai sẽ giúp các doanh nghiệp và nhà chăn nuôi giảm thiểu rủi ro ở mức cho phép.

Trên thế giới, hình thức này xuất hiện khá sớm từ những năm 1800, và Hội đồng Thương mại Chicago đã tiêu chuẩn hóa các giao dịch tương lai thành hợp đồng vào năm 1865 để cho phép nông dân, tiểu thương giao dịch ngũ cốc và các hàng hóa nông sản khác thực hiện giao dịch tại thời điểm xác định trong tương lai.

Dù đã đã phát triển từ rất lâu trên thế giới nhưng chưa được biết đến rộng rãi ở nước ta. Từ 4/2018 nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 158/2006/NĐ-CP cho phép liên thông với các Sở Giao dịch Hàng hóa khác ở nước ngoài, giúp loại hình này được biết đến nhiều hơn.

Việc hình thành Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) – một định chế trung gian, một trung tâm giao dịch hàng hóa xuyên biên giới có liên thông với các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới, sẽ giúp cho nông dân và các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu thông qua đây để mua hoặc bán một lượng hàng hóa trên sàn để đối ứng với số lượng hàng hóa thực tế nắm giữ, điều này sẽ giúp cho Doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu rủi ro trước các biến động về giá cả.

Ví dụ về cách hoạt động của phòng vệ giá hàng hóa:

Doanh nghiệp A là doanh nghiệp sản xuất cà phê thành phẩm bán ra thị trường thông qua các nhà phân phối, doanh nghiệp A cần mua Cà phê làm nguyên liệu sản xuất. Nguyên liệu cần nhập về thành nhiều đợt, nếu nhập đủ nguyên liệu sản xuất đơn hàng Doanh nghiệp A sẽ tốn rất nhiều chi phí kho bãi và bảo quản.

Do giá nguyên liệu luôn thay đổi, doanh nghiệp lại nhập về thành nhiều đợt. Việc tăng giá nguyên liệu so với thời điểm ký kết hợp đồng với nhà phân phối sẽ làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp, thậm chí là thua lỗ.

Để đảm bảo tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp A tham gia phòng vệ giá hàng hóa nguyên liệu (hedging) thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.

Giả sử Tháng 5 Doanh nghiệp A cần mua 100 tấn Cà phê để phục vụ sản xuất. Từ đầu năm, Doanh nghiệp A mua 100 tấn Cà phê kỳ hạn tháng 5 qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (thị trường tập trung) với giá 3000 USD/tấn. Tới tháng 5, giá Cà phê kỳ hạn tháng 9 tăng lên 3100 USD/tấn, doanh nghiệp A thực hiện lệnh bán (tất toán lệnh mua trước đó) trên Sở Giao dịch Hàng hóa từ đó có lợi nhuận 100 USD/tấn.

Ở chiều ngược lại, do phải mua Cà phê tại thị trường cơ sở (hàng thực) vào tháng 5 để phục vụ sản xuất, giá Cà phê vào thời điểm tháng 5 là 3100USD/tấn, tăng 100 USD/tấn so với đầu năm khiến Doanh nghiệp A chịu lỗ 100 USD/tấn so với dự kiến.

Phần chịu lỗ tại thị trường cơ sở đúng bằng phần lợi nhuận có được từ giao dịch qua Sở Giao dịch Hàng hóa, điều này giúp cho Doanh nghiệp luôn đảm bảo tỷ suất lợi nhuận dù ký hợp đồng và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh từ đầu năm.

Tương tự đối với người nông dân, họ có thể lên sàn để chốt một mức giá trước khi gieo trồng để đảm bảo lợi nhuận, an tâm sản xuất, kinh doanh.

Ngoài việc hoạt động như một Công cụ bảo hiểm giá hàng hóa thì Hàng hóa phái sinh cũng được coi là một thị trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư, thương nhân tìm kiếm lợi nhuận bằng cách dựa vào các biến động giá của thị trường và mua đi bán lại các loại hàng hóa trên sàn.

Mọi người có thể tham khảo mở tài khoản giao dịch hàng hóa miễn phí tại đây.

#nhungdieukidieu