Ngày nay, có không ít các phương pháp nuôi dạy con cái khác nhau. Nhưng theo kinh nghiệm sau khi làm việc và tiếp xúc với hàng nghìn gia đình trong hơn 20 năm, một trong những cách hiệu quả nhất chính là phương pháp nuôi dạy con tích cực.

106984215-1638545212861-GettyImages-1256093013_2

Minh họa của CNBC

Không giống như cách nuôi dạy con cái độc đoán, đặt nhiều kỳ vọng vào trẻ nhưng lại ít tương tác với con, hay các phương pháp thiếu sự quan tâm, không chăm sóc cũng như dẫn dắt con cái, "nuôi dạy con tích cực" là một phương pháp dựa trên sự đồng cảm bao gồm các hành động như khen ngợi và giúp con xây dựng lòng trắc ẩn, thay vì la hét, thù ghét, làm trẻ cảm thấy xấu hổ hoặc dùng phần thưởng để con nghe lời.

Trên thực tế, các nghiên cứu đã phát hiện ra khi cha mẹ liên tục phải la mắng hoặc cằn nhằn con cái, họ thường sẽ cảm thấy thất vọng, tức giận và sau đó là tội lỗi. Tương tự, những cảm xúc tiêu cực này cũng xảy ra ở trẻ em nhưng nó sẽ không khiến chúng dừng lại những hành vi sai trái của mình. Sau tất cả, dường như không có gì thay đổi và vòng tuần hoàn cứ thế lặp đi lặp lại.

Vậy phương pháp "nuôi dạy con tích cực" là gì?

Nuôi dạy con cái tích cực không phải là một phạm trù mới. Nó xuất hiện từ những năm 1920 (khi đó được gọi là “kỷ luật tích cực”), nhưng thực sự phát triển vào những năm 1990 khi nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Martin Seligman phổ biến về lĩnh vực "tâm lý học tích cực" (positive psychology).

Điều gì giúp trẻ em Hà Lan trở thành những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới?Điều gì giúp trẻ em Hà Lan trở thành những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới?

Những bậc cha mẹ thực hiện phương pháp này sẽ không sử dụng hình phạt nghiêm khắc để điều chỉnh các hành vi không đúng của trẻ. Thay vào đó, họ chủ động đáp ứng các nhu cầu tình cảm của con thông qua những tương tác tích cực.

Nếu được áp dụng sớm, phương pháp này thậm chí còn có thể giúp ngăn chặn ngay từ đầu việc hình thành các hành vi xấu.

Theo bà Caley Arzamarski, một nhà tâm lý học chuyên trị liệu cho trẻ em và cũng là người đề xuất phương pháp này, việc nuôi dạy con tích cực về cơ bản là khuyến khích cha mẹ đưa ra phản hồi tích cực vào những khoảnh khắc con vâng lời và ngoan ngoãn, hơn là cứ tập trung vào các hành vi xấu của trẻ.

Tại sao các nhà tâm lý học ủng hộ phương pháp nuôi dạy con cái tích cực?

4-Paretning

Minh họa của sproutsschools.com

Một số cha mẹ lo lắng rằng phương pháp nuôi dạy con tích cực là quá mềm mỏng, cho rằng trẻ sẽ không biết cách giải thích và phản ứng trước những cảm xúc tiêu cực nếu không có sự trợ giúp từ phụ huynh, điều này có thể không tốt cho chúng trong tương lai.

Tuy nhiên, các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng việc nuôi dạy con tích cực có thể thúc đẩy sự tự tin của trẻ và cung cấp cho chúng công cụ cần thiết để đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Nó còn giúp trẻ nuôi dưỡng lòng tự trọng, sự sáng tạo, niềm tin vào tương lai và khả năng hòa đồng với những người xung quanh.

Tất nhiên, không có bậc cha mẹ nào là hoàn hảo. Karin Coifman, một nhà tâm lý học tại Đại học Kent State, người nghiên cứu tầm quan trọng của cảm xúc, đã thừa nhận rằng việc liên tục tạo ra sự tích cực là không thực tế, đặc biệt là với những đứa trẻ thích thử thách.

Tại một số thời điểm, "bạn cảm thấy bị quá sức" và phải “thể hiện sự lo lắng của mình". “Điều đó cũng không sao cả”, cô nói.

Cách thực hành phương pháp nuôi dạy con tích cực

1. Dành thời gian riêng tư với nhau

'Nuôi dạy con tích cực', phương cách nuôi dạy con tốt nhất theo các nhà tâm lý học (nhadautu.vn)