“Loại quần áo bảo hộ chống cháy mà lực lượng PCCC của thành phố đang dùng là loại kèm theo khi mua xe PCCC, chứ không phải mua riêng lẻ. Và không có bộ quần áo PCCC nào có giá đến 300 triệu đồng”.


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:Rà soát toàn bộ trạm xăng


Trạm xăng bị cháy không có giấy phép kinh doanh


Hà Nội: Vô số trạm xăng vi phạm hành lang an toàn


Cháy trạm xăng: 350 chiến sĩ chiến đấu với giặc lửa như thế nào?


Trạm xăng sát khu dân cư: Những quả bom khổng lồ


Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Phó GĐ Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Infonet sáng 7/6.


Thưa ông, tại cuộc họp báo do Thành ủy tổ chức chiều 4/6, Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi phát biểu rằng “Sở Cảnh sát PCCC của thành phố đã trang bị 50 bộ quần áo PCCC với giá 300 triệu một bộ”. Vậy ông xác nhận như thế nào về thông tin này?


Đại tá Nguyễn Văn Sơn: Thật ra là lãnh đạo của một sở, công việc rất nhiều, mỗi ngày phải xử lý hàng loạt vấn đề, nên đồng chí Nguyễn Đức Nghi không thể nhớ cụ thể từng vấn đề một. Chúng ta không thể khẳng định đồng chí giám đốc nói không đúng, mà thực ra đồng chí ấy không thể nhớ hết chi tiết mọi vấn đề, nhất là những chi tiết thuộc về con số. Thực ra đấy là nhiệm vụ của những người giúp việc cho đồng chí đấy.









Đại tá Nguyễn Văn Sơn


Thông tin mà đồng chí nói nằm trong Dự án nâng cấp trang thiết bị PCCC giai đoạn 2011 -2015. Sau khi thành lập sở, đồng chí Giám đốc đã đề xuất HĐND, UBND và Thành ủy số tiền 1.200 tỷ để mua trang thiết bị, phương tiện PCCC cho sở. Ngay sau đó, đã có nhiều đơn vị cung cấp thiết bị của nước ngoài gửi đơn giá để đấu thầu. Trong đó có đơn vị báo giá đến 300 triệu đồng cho một bộ trang bị PCCC.


Vậy các chiến sỹ PCCC của thành phố Hà Nội hiện đang sử dụng loại quần áo như thế nào?


Hiện lực lượng PCCC của thành phố Hà Nội đang sử dụng hai loại quần áo phục vụ trong công tác cứu hộ cháy nổ. Loại thứ nhất là quần áo bảo hộ. Loại này giống như quần áo bình thường nhưng vải dày hơn một chút, có hệ thống phản quang.


Loại thứ hai là quần áo bảo hộ chống cháy, loại này được tráng kim loại để phản lại bức xạ nhiệt. Nếu mặc những bộ quần áo này và đeo thêm bình dưỡng khí nữa thì có thể đi vào đám cháy an toàn. Tuy nhiên loại này hiện số lượng không nhiều, nên không thể trang bị cho mỗi cán bộ, chiến sỹ một bộ được, mà mỗi xe chỉ có hai đến ba bộ.


Nếu trang bị đồng bộ phải bao gồm cả mũ chống cháy, ủng chống cháy, gang tay chống cháy, áo chống cháy, quần chống cháy. Kèm vào đó phải có thêm một bộ mặt nạ chống độc, bình dưỡng khí. Nếu thiếu một trong những thứ đó thì không có tác dụng gì.


Về giá thì mỗi nước có một giá khác nhau. Giá của Mỹ khác, của EU khác và giá của các nước xung quanh khu vực châu Á khác. Trong khi đó, loại quần áo bảo hộ chống cháy mà lực lượng PCCC của thành phố đang dùng là loại kèm theo khi mua xe PCCC, chứ không phải loại quần áo mua riêng lẻ và không có bộ nào có giá đến 300 triệu.


Với những trang thiết bị và lực lượng hiện có, khả năng ứng cứu của lực lượng PCCC của thành phố ra sao, thưa ông?



Hiện toàn thành phố có 64 xe chữa cháy, 8 xe cứu hộ, 12 xe téc nước, 10 xe trạm bơm, 12 xe thang. Thành phố Hà Nội rất rộng, đông dân, trong khi đó trang thiết bị thiếu, lực lượng PCCC chuyên nghiệp mỏng, nên nếu xảy ra cháy thì không thể xử lý nhanh và đáp ứng được hết yêu cầu.


Ở những nước như Singapore, Mỹ quy định từ khi nhận được tin báo, đến khi lực lượng chữa cháy đến hiện trường chỉ có 5 phút. Nhưng ở Hà Nội, do địa bàn rộng, trong khi đó toàn thành phố chỉ có 15 đội PCCC. Vì thế, có nhiều vụ cháy khi lực lượng chữa cháy đến hiện trường phải mất tới 30 phút, có những vụ khi đến nơi đám cháy đã tắt hẳn.


Ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, xe PCCC được nhập ở rất nhiều nước. Xe nhập từ châu Âu có, Nhật có, xe viện trợ của các nước như Mỹ, Đức, Pháp đều có. Trong đó có cả những xe ở các nước họ đã hoạt động hết thời gian, thải hồi rồi, nhưng chúng ta vẫn phải nhập về để dùng. Với những trang thiết bị hạn chế như vậy, chúng tôi rất khó khăn trong công tác chữa cháy.


Cám ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn!



Khi phát hiện cháy bất cứ thứ gì từ xăng, củi, rừng…bước đầu tiên người dân phải làm là hô hoán mọi người xung quanh biết đê cùng ứng cứu, bởi một mình không thể tự kiểm soát nổi tình hình.


Thứ hai, phải thông báo cho các cơ quan chức năng, cơ quan PCCC đến ứng cứu.


Bước xử lý tiếp theo là dùng bất cứ thứ gì có tại hiện trường có thể chữa cháy được để chữa cháy, để cứu người, cứu tài sản.


Khi lực lượng chữa cháy đến, người dân phải hỗ trợ bằng cách đảm bảo giao thông, đồng thời phải thông báo cho cơ quan biết rõ địa bàn như nào, biết rõ đám cháy như nào, trong đó có những gì, những ai đang bị kẹt hoặc có thể gây nguy hiểm


Đại tá Nguyễn Văn Sơn


Nguyễn Hòa


http://infonet.vn/Xa-hoi/Khong-co-bo-quan-ao-PCCC-nao-gia-300-trieu-dong/86867.info