Nỗi đau của những nạn nhân bị cưỡng hiếp



Phần đông các nạn nhân khi bị tấn công tình dục sẽ gặp phải hiện tượng “bất động căng cứng” (tonic immobility) ở mức “đáng lưu ý” (significant) hoặc “cực độ” (extreme).


_____________________



Link Reddit: https://redd.it/7pwxif


_____________________



Nỗi đau của những nạn nhân bị cưỡng hiếp không chỉ ở việc cơ thể họ bị xâm phạm hay lòng tin bị phản bội, phải đối diện, phải hứng chịu những chỉ trích, dèm pha của người xung quanh; mà còn ở chỗ, nỗi đau của họ kể từ sau đó, là khi họ tự chất vấn bản thân mình “Tại sao mình không chống trả?”, “Tại sao mình không kháng cự?”, là khi họ tự nghị hoặc, đánh mất niềm tin vào bản thân mình.



Do đó, hãy nhớ: chuyện bạn có thể cho là phi lí: khi gặp nạn, cơ thể nạn nhân sẽ bị bất động thực chất lại là phản xạ cực kì bình thường.


________



https://goo.gl/Dv6vtY



Theo như bài viết trên từ trang Scientific America, các nghiên cứu cho thấy, nhiều nạn nhân phải trải qua một số mức độ của hiện tượng đông cứng cơ thể này: “Trong 300 phụ nữ đến các phòng khám điều trị cho các nạn nhân bị hiếp dâm (rape clinic), 70% nạn nhân bị bất động căng cứng ở mức “đáng lưu ý”, và 48% chạm đến ngưỡng “cực độ” khi bị hãm hiếp.



Tại sao lại có hiện tượng này?



“Bất động căng cứng” xuất phát từ một phần của phản ứng “chống hoặc chạy” (fight or flight response), nhưng ở một mức độ phức tạp hơn: “Thông thường, các loài động vật không phải con người được thiết lập tự động chuyển sang từng trạng thái khi mối nguy hiểm ngày càng cận kề. Bao gồm các giai đoạn



- Kích động (cảnh giác trước mối nguy tiềm tàng)


- Bất động (trong tư thế sẵn sàng chống trả hoặc bỏ chạy ngay tức khắc, đồng thời đánh giá mối nguy hại);


- “Chống hoặc chạy”


- Bất động căng cứng (tonic immobility)


- Bất động suy sụp (collapsed immobility) (choáng váng vì sợ hãi)


- Bất động vô thanh (quiescent immobility) (trạng thái thư giãn sau cùng nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục)



(Trans: tham khảo thêm: https://goo.gl/Ukx6JC)



Các nạn nhân có thể phải trải qua một số giai đoạn trên, hoặc bỏ qua và tiến thẳng đến hiện tượng “bất động căng cứng”.


Biểu hiện như thế nào?



Tờ Washington Post có bài viết: https://goo.gl/91Ndnp , có thể cho ta vài lời giải đáp:



“Một số nạn nhân miêu tả lại cảm giác “bản thân như một con búp bê vải”, trong khi thủ phạm có thể mặc nhiên làm bất cứ điều gì hắn muốn. Trong một số trường hợp, do nhịp tim và huyết áp giảm quá nhanh, mà nạn nhân đột nhiên choáng váng và có khi bất tỉnh. Từ đó mà một vài người có trải nghiệm cảm giác “buồn ngủ”.



Ngoài ra, một phản xạ tự nhiên (reflexive response) thường gặp khác đó là “sự phân ly” (Dissociation): đầu óc lơ mơ, cảm giác không thực, mất đi những cảm xúc kinh khủng, xúc động mạnh trước một tình huống bị xâm phạm thân thể.



Mọi phản ứng trên là vô thức, và có thể gây bối rối cũng như dằn vặt nạn nhân khi cố thấu hiểu cho hành vi của chính mình. Bài viết trên của tờ WaPo đồng thời cho biết, các nạn nhân nam cũng có thể trở nên đặc biệt dễ tổn thương trước việc tự nghi vấn bản thân như trên. Họ không chỉ tự hỏi mình, liệu có chuyện đàn ông bị hãm hiếp hay không (dĩ nhiên là CÓ), và cả việc trở nên thụ động như vậy có phải đê hèn hay không.



Trong đầu những nạn nhân ở bất kì giới tính nào, cũng luôn là những câu hỏi liệu có phải mình không chống trả, là vì trong sâu thẳm, bản thân mình lại muốn chuyện đó xảy ra hay không.



Vậy nên, một lần nữa, hãy nhớ: Bất động là phản ứng của cơ thể khi cố tự bảo vệ bản thân, trong một tình huống căng thẳng và nguy hiểm tột độ, và mạng sống phải chắc chắn phải được ưu tiên lên hàng đầu.



Phản ứng này KHÔNG hề đồng nghĩa với việc nạn nhân chấp thuận.



Hoàn toàn ngược lại, đó là cách chống trả và tự vệ của nạn nhân.



https://www.webtretho.com/forum/wttshowpost.php?p=36557758&postcount=212



Nguyễn Khắc Thủy (78 tuổi) được tòa phúc thẩm tuyên giảm từ 3 năm tù giam xuống 18 tháng tù treo.Ông lão dâm ô nhiều bé gái ở Vũng Tàu lĩnh 3 năm tù



Ngày 11/5, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xét xử phúc thẩm Nguyễn Khắc Thủy (tại phường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu) về tội Dâm ô đối với trẻ em. Trước đó, bị cáo có đơn kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm tuyên phạt 3 năm tù giam của TAND TP Vũng Tàu.



webtretho



-------------------


Tuy nhiên, đại diện VKS cho rằng có đủ căn cứ, việc thu thập chứng cứ đã được làm thận trọng theo quy định của pháp luật. Người này đề nghị giữ nguyên mức án 3 năm tù giam mà tòa sơ thẩm đã tuyên.



Chấp thuận một phần kháng cáo của bị cáo và chấp thuận một phần bào chữa của luật sư, HĐXX tuyên buộc bị cáo Thủy có hành vi Dâm ô với một cháu bé, cháu còn lại không đủ bằng chứng chứng minh.



Ngoài ra, HĐXX nhận định bị cáo là người già, lại đang bị bệnh nên áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ, tuyên phạt kẻ này 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.



Nguyễn Khoa (Vnexpress)



p/s: sao vụ này không thấy ai lên tiếng vậy các mợ?