Hàng nghìn hộp sọ ở Cánh đồng chết


8.000 hộp sọ, những mộ chôn tập thể, rải rác xương người trên lối đi ở di tích lịch sử Cánh đồng chết Choeung Ek (Campuchia) là dấu ấn không thể quên về tội ác diệt chủng của chế độ Pol Pot những năm 70.


Cánh đồng chết Choeung Ek (cách thủ đô Phnom Penh 20 km) là nơi ghi dấu nỗi đau của nhân loại một thời. Để tưởng niệm các nạn nhân xấu số, Chính phủ Campuchia xây dựng Đài tưởng niệm ở giữa khu di tích và lưu giữ khoảng 8.000 hộp sọ của các nạn nhân.


Nhiều xương sọ còn ghi dấu tích của những vụ tra tấn bởi những đường nứt, khe rãnh chạy dọc ngang trên hộp sọ. Đây là hậu quả của những cú bổ bằng rìu, dao hoặc đánh bằng gậy vào đầu.


Cánh đồng chết trải dài với những hố đào lồi lõm từng là nơi chôn người. Dù khu vực này luôn đông đúc nhưng bất cứ ai đi qua các hố chôn tập thể đều có cảm giác hồi hộp, rùng mình khi thấy những khúc xương còn vương vãi.


Một gốc cây quân Pol Pot thường dùng để đánh đập trẻ em.


Rải rác những ngôi mộ chôn tập thể đã được khai quật như: “Mộ trẻ sơ sinh”, “Mộ nhiều xác nhất”, “Mộ người không đầu”...


Người đến thăm thường treo vòng tưởng niệm các nạn nhân xấu số bên hàng rào.


Một khách du lịch đang xem hình ảnh khai quật Cánh đồng chết.


Quần áo của các nạn nhân cũng được lưu giữ trong tủ kính.


Những mẩu xương người còn lại sau khi khai quật. Từ Cánh đồng chết, khách du lịch được hiểu rõ về một thời kỳ đen tối của đất nước Campuchia.


* Xem tiếp: Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng


Đoàn Loan


> Hàng nghìn hộp sọ ở Cánh đồng chết - VnExpress