Tập trung vào tăng lợi nhuận thay vì tăng trường:

Shopee, Lazada, Tiki và Sendo là 4 trang E-commerce được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam, tất cả đều báo cáo lỗ lớn trong năm 2018 và sau đó tiếp tục huy động thêm tiền từ các nhà đầu tư nước ngoài năm 2019.

Các công ty này sớm phải có chiến lược về việc chuyển đổi kinh doanh theo hướng tạo ra lợi nhuận thay vì tăng trưởng lưu lượng truy cập hay chỉ đơn thuần số lượng người dùng.

Phát triển hơn về Logistics:

Giao hàng sẽ tiếp tục đóng một phần quan trọng trong sự lựa chọn của người tiêu dùng và là trong tâm cạnh tranh giữa các công ty. Giao hàng nhanh vẫn là lý do hàng đầu để mua sắm trực tuyến vào năm 2021.

Cơ hội cho các doanh nghiệp E-commerce vừa và nhỏ:

Mặc dù 2019 đánh dấu sự đi xuống của một số doanh nghiệp E-commerce tại Việt nam nhưng nó cũng đánh dấu sự xuất hiện của các doanh nghệp nhỏ hơn nhưng hiệu quá như Lozi, Teio,...

Khi các công nghệ và cơ sở hạn tầng hỗ trợ E-commerce, như thánh toán trực tuyến, logistics và các công cụ quản lý quan hệ khách hàng (CRM) ngày càng trở nên tiên tiến và dễ tiếp cận hơn. Việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở VN tham gia thị trường E-commerce VN trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó để quản lý bán hàng trên thị trường E-commerce, hiện nay có rất nhiều phần mềm quản lý bán hàng được ra mắt hỗ trợ tối đa các chủ shop như UPOS, Kiot Viet,... tùy theo sản phẩm và hình tức kinh doanh của chủ shop mà sử dụng hợp lý!