Trước giờ tôi chỉ thấy báo đài, các bà các chị hoặc rỉ tai hoặc ồn ào bàn tán chuyện làm sao để giữ được chồng, chưa mấy khi thấy ai nói đàn ông cũng cần giữ vợ, tại sao thế nhỉ? Hay hạnh phúc gia đình chỉ có phụ nữ là cần, là muốn giữ gìn thôi?







Theo vốn sống mà bản thân tôi tích góp được suốt ba bốn chụcnăm có mặt trên đời thì, tôi nhận thấy, hạnh phúc chẳng dành riêng chomột ai, chẳng phải của riêng ai, nên ai cũng cần có ý thức giữ gìn lấy nó. Hạnhphúc không phải một đặc quyền, mà là điều muốn có, muốn giữ được phải lao tâmkhổ tứ.



Hạnh phúc gia đình cũng vậy. Kết hôn, có con cái, xây dựngmột tổ ấm trọn vẹn không thể là việc của mỗi đàn bà. Đàn bà có hưởng “tư lợi” từnhững điều này đâu, đàn ông cũng có phần đấy chứ. Cho nên, đừng xem giữ gìnhạnh phúc là chuyện của mỗi phụ nữ chúng tôi!


Hạnh phúc gia đình là cảm giác vui sướng, thỏa mãn vì đượccho và nhận. Cho đi những yêu thương và nhận lại sự quan tâm, chăm sóc. Nói hoamỹ là vậy, diễn giải thực tế ra thì, nếu một anh chồng được vợ là lượt quần áocho từ tối hôm trước để sáng hôm sau có cái mặc đi làm, được vợ vào bếp nấu chonhững món ngon để ních đầy cái dạ dày đang háu đói, được vợ đẻ cho những đứacon lít nhít xinh xinh để có đứa gọi là bố, thì anh ta trước hết cần có thái độbiết ơn, trân trọng, chớ xem đó là điều nghiễm nhiên.


Cô ấy làm vậy vì yêu anh chứ không phải cô ấy làm vậy vì đólà bổn phận. Cho nên, hãy tìm cơ hội để đền đáp vợ. “Rình” buổi nào cô ấy thấy mệtmà thẽ thọt: “Cưng ơi hôm nay đừng nấu cơm chi cho mệt, anh đưa em đi ăn hàng”hay tuyệt hơn là vào bếp thay cô ấy. Tắm cho các con ư? Chuyện nhỏ! Đi đổ ráchả? Có khó gì đâu. Chân yếu tay mềm như vợ còn làm được, dư sức khỏe như chồngchỉ búng tay cái “choách!” là xong.



Phụ nữ rất thích được chia sẻ, ưa nói nhiều đến mức rát cảtai. Nhưng chẳng phải lỗi của họ. Tại tạo hóa đấy, tạo hóa sinh ra họ với phầnnão điều khiển ngôn ngữ “hoành tráng” hơn hẳn đàn ông. Đàn ông đừng lấy đó làmphiền nhiễu, khó chịu. Hãy biến đặc điểm này của phụ nữ trở thành điểm quantrọng để các ông... giữ vợ, giữ hạnh phúc gia đình.



Lúc nào cô ấy thích chia sẻ, dù toàn chuyện không đâu, cứkiên nhẫn mà lắng nghe, miệng cười tủm tỉm hoặc thật tươi, hay mặt tỏ ra nghiêmtrọng thì còn tùy câu chuyện, nhưng ánh mắt nhất định cần chăm chú và thithoảng phải gật đầu, bám sát những gì vợ đang nói để chêm được vài câu, thế làổn. Có ông nào định phản pháo rằng “cứ phải nghe mãi thế có mà chết vì mệt!” thìhãy nghĩ xa hơn, biết đâu lại chẳng có “thằng” khác đang sẵn sàng chết mệt để chiếmđược người vừa xinh đẹp, vừa đảm đang, tháo vát như nàng đấy!



Một cô bạn lấy chồng Pháp ở nước ngoài lâu ngày về Việt Nam củatôi, hôm rồi trong bữa ăn tụ tập mấy gia đình bạn bè với nhau thì tỏ vẻ rấtngạc nhiên khi thấy “đám vợ” thì lúi húi xào nấu, bày biện, rảnh tay tí lạiquát con “đi ra chỗ khác chơi” trong khi “đám chồng” chém gió chán chê lại rủnhau “đánh pes”. Cô ấy bảo mỗi khi cô ấy nấu ăn cho chồng đều nhận được từ anhấy lời cảm ơn, chồng cô thường vào bếp cùng vợ, coi đó như khoảng thời gian rấtngọt của hai người với nhau. Không chỉ riêng chồng cô, đàn ông Pháp đều nhưvậy. Hay vì thế họ mới nổi tiếng được trên thế giới là ga lăng?


Tôi thì vẫn sính nội hơn sính ngoại, nên chẳng bàn đếnchuyện đàn ông Pháp thế nào. Tôi chỉ nghĩ đơn giản, những người đàn ông Việtnói trên - những người bạn của tôi, chồng của bạn tôi - họ chưa biết cách giữngười phụ nữ của mình. Có thể những lúc chỉ có hai vợ chồng, họ vẫn nấu ăn vàđỡ đần cho vợ. Nhưng khi tụ tập đông người, là lúc để thể hiện sự nâng niu,tình yêu với vợ của mình (phụ nữ vốn phô trương, thích được quan tâm chỗ đôngngười) thì họ lại không làm được như thế!




http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/dan-ong-cung-phai-hoc-cach-giu-vo-988754.htm