Đàn ông có nên giao hết lương cho vợ?(Gia đình) - Vừa qua trên diễn đàn có một số đàn ông đăng đàn chia sẻ bài viết của một độc giả "Thu nhập tiền tỷ tôi cũng đưa vợ giữ hết".


Lương công chức: Bài toán nan giải


Việc nhẹ, lương 1.3 tỉ đồng nhưng chẳng ai muốn làm


Bài viết này là quan điểm của một người đàn ông chưa vợ. Anh dẫn về gia thế của mình: "Trong gia đình tôi, bố tôi làm giám đốc một chi nhánh ngân hàng thu nhập khá. Trong khi mẹ tôi chỉ là nhân viên với đồng lương ít ỏi, vậy nhưng tháng nào bố tôi cũng mang toàn bộ thu nhập về đưa mẹ tôi. Ông chỉ việc lo cho công việc, tiền nong mẹ tôi cầm bà sẽ tính toán chi tiêu sinh hoạt. Ngoài ra còn lo cho mấy anh em tôi đứa nào cũng được đi du học".









chia sẻPhóng to
Ảnh minh họa


Và trên cơ sở thu chi êm đẹp của gia đình như thế, anh này cho rằng mình cũng sẽ thực hiện như bố mình. Vợ chính là người đầu gối, tay ấp nên phải tin tưởng và trao quyền, nghĩa vụ chi tiêu là điều hợp lý.


Bài viết nhận được nhiều phản hồi. Một nhóm cho rằng anh này vì chưa lập gia đình nên mơ mộng lý tưởng hoặc may mắn sinh ra trong gia đình êm ấm. Một nhóm khác lại đoán rằng anh này đang tự huyễn hoặc bản thân hoặc đang "chơi chiêu" để tán một cô nào đó trong tầm ngắm...


Nhưng, đó chỉ là quan điểm riêng của một người. Vậy với số đông, đàn ông có nên đưa hết tiền lương cho vợ?


Điều này được nhiều độc giả bàn luận rôm rả. Dưới đây là tổng hợp những nhóm độc giả nam tđiển hình trên diễn đàn .


Nhóm 1: Đàn ông là trụ cột gia đình, đi ra đường cần phải có nhiều tiền trong tay để chi trả tiền "giao tế", công việc... Lương sẽ đưa cho vợ hết, nhưng các khoản "lậu", hoa hồng... thì phải giữ lại để phòng thân.


Nhóm 2: Đàn ông ngoài khoản tiêu vặt như rượu, thuốc, trà nước, cà phê... thì nên giao hẳn cho vợ "tay hòm chìa khóa" để vợ tự cân đối chi tiêu. Đỡ mệt mình.


Nhóm 3: Chia đều tỉ lệ 50-50. Nghĩa là 1/2 lương của 2 vợ chồng cùng cho vào tài khoản chung, vợ sẽ quản, chi tiêu trong gia đình, phần còn lại thì mỗi người tự giữ tiêu riêng cho bản thân


Nhóm 4: Giữ 30% lương, còn 70% lương giao cả cho vợ để còn lo các khoản học hành con cái, giỗ chạp... Nhưng họ cần minh bạch chi tiêu.


Dĩ nhiên là còn rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí có nhiều cặp vợ chồng rất "tây", tiền ai nấy giữ. Con cái một số khác lại lo lắng vợ lập quỹ đen nên phải minh bạch về tài chính. Cá biệt có nhiều trường hợp đàn ông chính là "tay hòm chìa khóa" hoặc giao cho mẹ chồng vì vợ lười hoặc tính toán quá dở...


Song, nhìn chung hầu hết đàn ông vẫn có ý thức muốn giao hết trách nhiệm này lại cho vợ vì nó dường như là "ý thức hệ" ăn sâu từ nhiều đời.


Đàn bà khôn không thích giữ ví của chồng


Nhiều chị em có suy nghĩ đơn giản, chỉ cần quản túi tiền của chồng, giữ ví chồng thì anh ta sẽ không làm gì được. Vì họ lý giải, cầm ví chồng tức là cầm tiền của chồng, thế nên, dù chồng có muốn lăng nhăng bên ngoài cũng không được, muốn mua quà cho gái cũng không xong, muốn nhậu nhẹt với bạn bè cũng không có tiền. Thế nên, nhiều bà vợ cầm hết thẻ ATM của chồng và hàng tháng chỉ đút vào ví anh ta có vài trăm bạc, đến giữa tháng lại kiểm tra còn hay hết. Nếu còn thì sẽ không nói gì, còn khi hết, dù là sẽ bỏ thêm vào đó vài trăm nhưng lại tra khảo đủ thứ. Kiểu như: “Anh làm gì mà tiêu hết tiền nhanh thế, anh cho ai à, anh có đi đâu đâu mà hết tiền”.







Những câu hỏi ấy với đàn ông mà nói đúng là tra tấn lỗ tai. Phụ nữ rất sai trong cách nghĩ đó, họ nghĩ quá đơn giản. Vì chẳng có một gã đàn ông nào chịu được cảnh hàng tháng phải ngửa tay xin tiền vợ trong khi đó là tiền mình làm ra. Khi đó, họ sẽ quay ra tự hỏi, sao họ làm ra tiền mà phải "cống nạp" hết lương cho vợ. Chưa kể nhiều ông chồng đa nghi sẽ tính đến việc vợ lập "quỹ đen" hoặc chia sẻ cho nhà ngoại...


Ý kiến chuyên gia


Đàn ông sống đơn giản hơn đàn bà, thế nên nhiều phụ nữ cứ tưởng họ không tiêu gì nếu như đã có gia đình, nhưng đàn ông không như phụ nữ, dù có vợ con rồi họ vẫn trăm thứ phải tiêu pha. Nhất là chuyện quan hệ đồng nghiệp làm ăn. Đôi khi đó là vì công việc, đôi khi đó cũng chỉ là sự sĩ diện của bản thân. Chẳng có người đàn ông nào tự tin ra ngoài khi trong túi chỉ có vài đồng cả ngay cả khi họ là thanh niên hay đã lập gia đình. Do đó, đàn ông không nên đưa hết tiền cho vợ mà phải giữ một khoản riêng để chi tiêu sao cho hợp lý.


Bs, chuyên gia tâm lý Nguyễn Mỹ Hạnh, TT Y khoa Phước An, TP.HCM: "Hầu như mỗi gia đình, các cặp vợ chồng tự tính toán với nhau, tự giao ước với nhau về quyền và nghĩa vụ đối với lương bổng, chi tiêu. "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", rất khó để có thể nhận định rằng ai mới là người giữ lương vì bản thân người chi tiêu cũng chẳng sung sướng gì, họ cũng rất vất vả để cân đối sao cho hợp lý, lại không mang tiếng hà khắc với chồng/vợ của mình. Điều quan trọng là vợ chồng phải minh bạch về tài chính.


TH


http://baodatviet.vn/doi-song/gia-dinh/dan-ong-co-nen-giao-het-luong-cho-vo-3241674/