(ĐVO) - Đón khách hứa hẹn: "Yên tâm, anh không lấy đắt đâu mà lo" nhưng đi được chặng đường vừa đủ thì lơ xe Tết bắt đầu thu vé chặt chém. Thấy đắt, nhiều người lên tiếng thắc mắc thì ngay lập tức nhận được những lời giải thích: "Cả năm mới có một lần"; "Phí cầu đường tăng", thậm chí có nhân viên còn ra sức mắng chửi, thách thức thượng đế của mình.


Loạn giá vàng nhẫn: Cách phản ứng của thị trường?


Sự thật đằng sau việc tăng giá sữa 10%


Đường dây nóng trị nhồi nhét, chặt chém không hoạt động


Phát hiện xe bị trộm trong nhà... công an


Thách thượng đề xuống giữa đường cao tốc


Tại bến xe Mỹ Đình vào chiều ngày 4/2 (ngày 24/1 âm lịch - PV), chị Nguyễn Thị Vân, hành khách chờ xe phản ánh: "Giá vé cao cũng có thể chấp nhận nhưng bức xúc nhất vẫn là thái độ phục vụ của một số doanh nghiệp vận tải. Họ nhồi nhét rồi ra sức quát nạt hành khách..."


Có lần chị Vân còn chứng kiến cảnh một nhân viên nói thẳng thừng với hành khách đang ngồi trên xe của mình: "Đi thì đi, không đi thì biến", khi vị khách này chất vấn: "Vì sao tăng giá xe gấp đôi?".


Dịp tết đến, các chủ phương tiện vận tải luôn nghĩ ra những chiêu trò để tăng giá vé, ép hành khách phải


Dịp tết đến, các chủ phương tiện vận tải nghĩ ra đủ những chiêu trò để tăng giá vé, ép hành khách phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" đi xe giá đắt.


Một độc giả có tên Nguyễn Lý, phản ánh với PV báo Đất Việt vào chiều ngày 4/2: "Xe Cát Lợi chuyến Hà Nội về Ninh Bình đã tăng giá vé từ 60.000 đồng lên 90.000 đồng từ ngày 25/01/2013. Tết này phải tăng thêm lần nữa, ít cũng nhất cũng lên tới 120.000 đồng, như năm ngoái. Xe Cát Lợi năm nào cũng vậy cả, bà con ý kiến thì chúng lại thách thức: "Không đi thì xuống bắt xe khác!".


Chị Lý nói thêm: "Khi nhân viên thu vé cũng là lúc xe đang đi giữa đường cao tốc, vắng người, có nhiều đồ đạc, với lại nhiều lần tôi bắt xe dọc đường còn bị họ hét giá cao hơn nên tôi cũng đành "ngậm bồ hòn làm ngọt" cho qua, rút ví giả tiền cho nhân viên nhà xe mà trong lòng không tránh được sự bực tức".


Chú Nguyễn Văn Bình, 54 tuổi, ở Nam Đàn, Nghệ An cũng ở trong tình cảnh tương tự. “Năm nào tôi về tết từ Hà Nội về Nghệ An, giá đều tăng gần gấp 3. Bình thường về chỉ 170 ngàn, vậy mà ngày tết lên đến 400 ngàn đồng. Nhưng khi tôi thắc mắc thì phụ xe thanh minh với rất nhiều lý do như: Giá xăng tăng, giá cầu đường tăng hay còn có lời giải thích thẳng thừng: Tết đến rau còn tăng giá huống chi giá xe về quê... ”, chú Bình cho biết.


Tuy tăng giá xe nhưng các chủ phương tiện lại không tăng chất lượng dịch vu mà vẫn nhồi nhét khách.


Tuy tăng giá xe nhưng các chủ phương tiện lại không tăng chất lượng dịch vu mà vẫn nhồi nhét khách.


Ngày 25/1, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) tuyên bố: Theo quy định chung của Nhà nước, trong dịp tết doanh nghiệp vận tải được phép tăng giá cước không quá 60% của ngày bình thường. Nếu không cho phép tăng giá như vậy thì các doanh nghiệp vận tải cũng không chịu tăng cường xe, không tăng chuyến thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu hành khách lớn.


“Qua theo dõi chúng tôi thấy, hầu hết doanh nghiệp tăng không quá 60%, có một vài đơn vị đăng ký trên 60% thì các bến xe đã yêu cầu điều chỉnh. Sở Giao thông Vận tải phải kiểm soát điều này và nếu phát hiện tăng giá không tương ứng với chất lượng thì không được. Hành khách phản ánh thông tin về xe quá tải, "chặt chém" theo đường dây nóng 04.38571450 của Tổng cục”, ông Quyền nói.


Đường dây nóng tiếp tục... lạnh!


Tuy nhiên, trưa ngày 5/2, khi nhận được nhiều phản ánh của độc giả về đường dây nóng tê liệt, PV báo Đất Việt gọi 5 lần đến số điện thoại đường dây nóng 04. 38571450 đều không liên lạc được.


Cụ thể, vào khoảng 13h16 ngày 5/2 khi PV gọi điện đến số điện thoại trên thì máy báo không liên lạc được. Tiếp tục gọi lần thứ 2 ngay sau đó thì số máy điện thoại đường dây nóng của Tổng cục đường bộ không có dấu hiệu đổ chuông.


Số điện thoại đường dây nóng không hoạt động (Ảnh chụp lúc 13h16 ngày 5/2).


Số điện thoại đường dây nóng không hoạt động (Ảnh chụp lúc 13h16 ngày 5/2).


Đến 13h25, PV tiếp tục gọi 3 cuộc điện thoại nữa thì đều có dấu hiện như trên. Trước đó, nhiều người dân đã phản ánh về tình trạng “mất liên lạc” với số điện thoại đường dây nóng này. Đặc biệt trong 2 ngày cuối tuần (27/1 và 28/1 – PV) vừa qua độc giả phản ánh đã gọi điện liên hệ với đường dây nóng để phản ánh nhưng không có người nghe máy.


Đường dây nóng của Cục đường bộ đổ chuông nhưng không có người nghe máy (Ảnh chụp ngày 27/1)


Đường dây nóng của Cục đường bộ đổ chuông nhưng không có người nghe máy (Ảnh chụp ngày 27/1)


Lần thứ nhất độc giả này gọi vào chiều thứ 7 khoảng 14h33 phút, đường dây nóng chỉ có chuông đổ nhưng không có người nghe máy. Lần thứ 2, thứ 3 độc giả gọi tiếp vào khoảng 22h04, ngày 27/1. Cũng giống như lần trước cả hai cuộc đều có chuông đổ nhưng không ai nghe máy.


Ngay sau đó, PV báo Đất Việt trực tiếp kiểm tra, tuy nhiên số máy đổ chuông nhưng không có người trực trong ngày 27/1.


Hiện nay, Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản đề nghị Công an Thành phố tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý triệt để các trường hợp “xe dù, bến cóc” và xe khách có dấu hiệu “bảo kê” để đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực bến xe. Ngoài ra, yêu cầu tất cả các bến xe liên quan trên địa bàn HN có trách nhiệm giám sát hoạt động của các doanh nghiệp vận tải kịp thời thông báo về số điện thoại đường dây nóng của Thanh tra Sở 04.3 8217.922 để kịp thời xử lý.


http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/201302/dan-bi-chat-chem-khi-duong-day-nong-cong-quyen-dong-bang-2341410/