Trong thời gian gần đây, có một hiện tượng lạ là cổ phiếu của các công ty mới lên sàn đều tăng trần trong một thời gian dài. Trong đó, hầu hết là cổ phiếu của các công ty kinh doanh bất động sản, xây dựng, khoáng sản...





Thế nhưng chuyện đãi người mới chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, sau đó thì rớt thê thảm, thiệt hại thuộc về các NĐT thiếu sáng suốt, đầu tư theo kiểu... “ai mua gì, tôi mua nấy”.



Đãi người mới



Cổ phiếu của CTCP BĐS Vạn Phát Hưng, mã CP
VPH
khi mới lên sàn (ngày 9.9.2009), giá tham chiếu 33 ngàn đồng. Mã CP này liên tục tăng trần do khan hiếm. Chỉ sau một thời gian ngắn, CP của CTCP BĐS Vạn Phát Hưng đã đạt 124 ngàn đồng/CP (ngày 16.10.2009).



Biểu đồ diễn biến giá CP
VPH
từ khi niêm yết đến khi đạt đỉnh đi theo một đường gần như thẳng đứng. Nhóm CP BĐS không chỉ có
VPH
tăng trần, mà hầu hết các Cty mới lên sàn đều chào đón nồng nhiệt, giá tăng kịch trần. Trong đó, có không ít Cty chẳng có tên tuổi gì trong làng BĐS. CTCP BĐS Viên Nam lên sàn với mã CP
VNL
cũng liên tục tăng trần, gây hết bất ngờ này đến bất ngờ khác.



Dường như giá trị CP đã vượt xa giá trị nội tại của DN, trong khi Cty chỉ có 2 dự án trên địa bàn quận 7, nhưng chưa giải phóng xong mặt bằng, nguồn sinh lợi chính là hoạt động môi giới mua bán BĐS. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thị trường BĐS ế ẩm như hiện nay thì hoạt động môi giới mua bán BĐS cũng chẳng thể đem lại nhiều lợi nhuận như kỳ vọng của các NĐT.



Không chỉ CP ngành BĐS, mà hàng loạt các CP mới lên sàn khác cũng tăng đáng ngạc nhiên, bất chấp những bất lợi của thị trường trong thời kỳ suy giảm. Trong vài phiên giao dịch gần đây, mã CP
SQC
của CTCP khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn gây sốc với giá gần 106 ngàn đồng/CP. Tuy nhiên, mã CP
SQC
có số lượng giao dịch khá “hẻo” khoảng 10 ngàn CP/phiên, quá khiêm tốn so với số lượng CP niêm yết.



CTCP khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn thành lập được 3 năm và mới đưa vào hoạt động nhà máy đầu tiên vào quý III/2009. Ngoài ra, các hoạt động sinh lời khác của Cty này là cho thuê nhà xưởng. Thật khó mà lý giải được hiện tượng tăng giá của các CP mới, NĐT nào cũng thấy nghịch lý, nhưng giá thì vẫn cứ tăng ào ào.



Thị trường bị "tâm lý"?



Không ít NĐT đã phải trả giá cho việc đầu tư theo kiểu phong trào, thấy mã CP nào “hot” thì mua mà không xem xét đến những giá trị nội tại của DN niêm yết. Mã CP
VPH
sau một thời gian tăng trần, trong giai đoạn TTCK ảm đạm như hiện nay, hiện chỉ còn hơn 1/3 giá trị lúc cao điểm.



Trên thực tế, CTCP BĐS Vạn Phát Hưng là một tên tuổi lớn trong làng BĐS, đã thực hiện cả chục dự án nhà ở quy mô, ngoài ra còn có gần một chục dự án khác đang triển khai. Mặc dù, Cty có thực lực, nhưng việc tăng giá kịch trần trong một thời gian dài chắc chắn không chỉ xuất phát từ thực lực của DN, mà có phần tác động của sự khan hiếm.



CP của CTCP BĐS Vạn Phát Hưng được các NĐT quá kỳ vọng mua cho bằng được đã thổi phồng giá trị CP. Câu chuyện về CP
VPH
là điển hình của công thức: CP mới + khan hiếm = tăng trần. Công thức này đang được áp dụng với nhiều mã CP khác.



Chẳng hạn với mã CP
SQC
, Cty niêm yết hầu như mới toanh, hoạt động chưa có gì đáng kể, thế nhưng giá CP lại ở trên trời. Lời khuyên của giới đầu tư có kinh nghiệm, khi thấy công thức này thì hãy thận trọng. Nếu không, dễ rơi vào vào bẫy giá CK.



Nguồn: Vinabull - website information financial stocks - Website thông tin chứng khoán tài chính - Website thong tin chung khoan tai chinh