Pháp luật


(Thứ Sáu, 16/08/2013-3:05 PM)


Chùa Sải, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội: Sư thầy đánh người già là vợ liệt sĩ cô đơn


Chùa là nơi linh thiêng thờ Phật. Đức Phật răn dạy tăng ni, phật tử tu tâm hướng thiện, làm điều lành, tránh điều ác. Vậy mà ngày 29/7/2013 sư thầy Thích Đàm Chung trụ trì chùa Sải, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội đã hung bạo, dùng dao rựa đánh vào cánh tay vãi Trần Thị Tấm, 79 tuổi (vợ liệt sĩ cô đơn), gây đau đớn về thể xác và tinh thần...


Ngôi chùa danh tiếng nhưng sư thầy ác tâm


Hồ Khẩu là làng cổ ven Hồ Tây (nay thuộc phường Bưởi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trên đất làng có chùa Tĩnh Lâu tự, tên nôm gọi là chùa Sải, nay là số nhà 147 đường Trích Sài (đường ven Hồ Tây). Chùa Sải được xây dựng từ thời Lê (khoảng 600 năm), đến năm Cảnh Thịnh 1793 được trùng tu, là một trong những danh lam cổ tích nổi tiếng đẹp và linh thiêng.


Qua thời gian và những lần trùng tu, Tĩnh Lâu tự còn giữ được nguyên mẫu kiến trúc ngôi chùa cổ, có giá trị đặc biệt về lịch sử và kiến trúc của đất kinh thành Thăng Long, được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa (quyết định số 1460 QĐ/BT ngày 26/6/1996).


Dân làng Hồ Khẩu còn nhớ sư cụ Nhất, trụ trì chùa là người tâm đức, để lại tiếng thơm, được tăng ni phật


Cụ Trần Thị Tấm bị sư thầy đánh, 6 ngày sau


cánh tay vẫn tím bầm. Ảnh: Diệu Tuyết


tử quý trọng. Sau khi sư cụ viên tịch, sư cô Thích Đàm Chung trụ trì. Những mâu thuẫn giữa sư thầy Thích Đàm Chung và các phật tử làng Hồ Khẩu ngày càng tăng, đặc biệt xung đột gây mất hòa khí trong chùa giữa sư với vãi Trần Thị Tấm (đang ở chùa). Đỉnh điểm, ngày 19/7/2013 sư thầy dùng dao rựa đánh vào cánh tay vãi Tấm, gây thương tích, đau đớn cho vãi, khiến nhiều phật tử làng Hồ Khẩu bất bình với hành động ác tâm đó, gửi đơn đề nghị chính quyền địa phương xử lí nghiêm vụ hành hung vãi Tấm là vợ liệt sĩ cô đơn.


Vợ liệt sĩ cô đơn nương cửa Phật


Bà Trần Thị Tấm, sinh năm 1935, ở thôn Đình Trạch, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Năm 1968 chồng bà Tấm là ông Lương Xuân Nhân hi sinh tại chiến trường miền Nam, để lại cho bà người con gái thơ dại. Bà Tấm ở vậy thờ chồng nuôi con.


Khi con gái lấy chồng ở phố Thụy Khuê, bà Tấm theo con rời quê lên Hà Nội sinh sống. Không ngờ, người con gái và là chỗ dựa duy nhất của bà chết khi sinh nở, khiến bà suy sụp về thể chất và tinh thần. Sau nỗi đau ấy, bà ở lại Hà Nội đi giúp việc cho các gia đình ở làng Hồ Khẩu. Thấy bà hiền lành tốt bụng, cảm thương người vợ liệt sĩ cô đơn, nhiều gia đình, trong đó có gia đình cụ Đinh Thị Phúc, muốn bà ở lại gia đình mình lâu dài và có trách nhiệm với bà khi sống cũng như khi chết. Thế nhưng duyên phận đưa bà Tấm phát tâm về nương cửa chùa, ở với sư thầy Thích Đàm Chung suốt 13 năm qua.


Hơn 66 tuổi bà Tấm mới nương cửa chùa, mấy chục năm đi giúp việc cho dân làng Hồ Khẩu, dành dụm được một số tiền. Bà nói với mọi người: “Tôi có 3 cây vàng, sẽ công đức cho chùa Sải 1 cây, 1 cây cho chùa quê chồng, còn 1 cây cho chùa quê tôi”. Năm 2012, bà Tấm công đức cho chùa Sải 1 cây vàng khi tạc tượng Quan âm. Số tiền chắt chiu từ những năm tháng đi giúp việc và tiền trợ cấp vợ liệt sĩ mỗi tháng 1,9 triệu đồng, UBND xã Liên Bảo vẫn gửi cho bà hằng tháng, bà Tấm tích góp được 100 triệu đồng đưa sư thầy Thích Đàm Chung giữ hộ lo hậu sự cho bà khi qua đời (hiện còn giấy nhận tiền có chữ kí của sư thầy).


Đại diện cho phật tử có đơn khẩn cầu cứu giúp vãi Trần Thị Tấm, cụ Đinh Thị Phúc (nhà ở gần chùa) cho phóng viên biết nhiều đêm nghe tiếng bà Tấm kêu, sáng ra hỏi chuyện bà Tấm nói là bị thầy Chung đánh. Có lần thầy úp cả nồi cháo nấu cho chó lên đầu bà Tấm. Có lần thầy thúc gậy vào ngực bà Tấm. Mùa Đông giá rét sư thầy tháo cánh cửa phòng bà Tấm ở để gió lùa…


Phật tử phẫn nộ, đề nghị chính quyền xử lí sư thầy


Bức xúc vì sư thầy hành xử ác tâm với bà Tấm, có lần phật tử yêu cầu Ban Quản lí Di tích làng Hồ Khẩu


Sư thầy Thích Đàm Chung.


vào chùa lập biên bản, yêu cầu sư thầy không được đánh bà Tấm nữa. Sau lần ấy sư thầy bắt bà Tấm ăn riêng. Phật tử làng Hồ Khẩu ai cũng biết bà Tấm khi vào chùa năm 2000 đã cung tiến 10 triệu đồng, bà là người có công, có của góp phần xây dựng chùa. Thấy bị sư thầy hành xử ác tâm như vậy mà bà Tấm vẫn ở lại chùa, phật tử Diệu Tuyết, đại diện các phật tử chùa Sải gợi ý xin cho bà sang chùa khác ở, bà Tấm bảo: “Tôi sống ở chùa này, chết ở chùa này, chắc kiếp trước tôi nợ thầy, nên kiếp này tôi phải trả”. Phật tử Nguyễn Thị Nga cho rằng, hiện những người giúp việc ở chùa này đều người nhà sư thầy ở quê lên ăn ở tại chùa, chỉ có vãi Tấm là người ngoài. Sư thầy không muốn vãi biết chuyện “làm ăn” của nhà chùa, nên muốn đuổi vãi đi. Đuổi vãi không đi thì sư thầy đánh đập, ngược đãi…


Phật tử Diệu Tuyết, người chụp bức ảnh vết thương cánh tay vãi Trần Thị Tấm sau 6 ngày bị sư thầy đánh vẫn bầm tím. Chiều ngày 12/8/2013 sau nửa tháng vãi Tấm bị sư thầy hành hung, phóng viên gặp vãi đang ngồi hái rau lang tại vườn chùa. Vén tay áo vãi lên, vẫn thấy vết bầm tím khá lớn ở cánh tay. Vãi Tấm bảo: “Sư thầy đánh tôi 2 tuần nay rồi. Sư muốn giết tôi nhưng Đức Phật lại cứu tôi”.


Sáng ngày 13/8/2013, trước khi làm việc với Công an phường Bưởi vụ việc vãi Tấm bị sư thầy Thích Đàm Chung hành hung, chúng tôi được các phật tử gọi điện báo tin đêm qua vãi Tấm lại bị nhà chùa đánh và đuổi ra khỏi chùa.


Làm việc với phóng viên, Đại úy Nguyễn Long Vân cho biết, Cảnh sát Khu vực đã nắm được thông tin vãi Tấm bị sư thầy hành hung. Sau khi vãi Tấm được các phật tử đưa lên phường trình báo, Công an phường đã lập biên bản ghi lời khai của vãi Tấm và mời sư thầy Thích Đàm Chung lên làm việc. Hiện Công an phường đang điều tra vụ việc, chưa có kết luận. Làm việc với UBND phường Bưởi, ông Lê Anh Sơn, cán bộ Tư pháp phường cho biết, UBND phường đã giao cho Công an phường điều tra và có ý kiến đề xuất xử lí vụ việc này


Trần Thị Thực


http://nguoicaotuoi.org.vn/story.aspx?id=10293⟨=vn&zone=7&zoneparent=0