“Đêm đó, tôi nằm cạnh bên vợ. Cái nắm tay thật chặt và ấm. Nhưng hy vọng cứ cạn dần như những hạt cát trong đồng hồ đang vơi đi theo thời gian. Và cô ấy đã chìm vào hôn mê rồi ra đi vĩnh viễn”.


Biến cố



Bé Nguyễn Kim Yến Nhi (bé Ủn) là trái ngọt được đơm kết từtình yêu đẹp của tôi và vợ là Nguyễn Thị Phượng (SN 1985, quê ở Thanh Hóa).Chúng tôi quen nhau khi cùng ở chung trong một khu xóm trọ tại quận Thủ Đức.Ban đầu, chúng tôi chẳng ưa gì nhau cả. Nhưng “ghét của nào, trời trao củađấy”.


Tụi bạn cứ “ghép đôi”, rồi riết thành thân. Nhất là ngàyPhượng bị đau bao tử, tôi tình nguyện chở đi cấp cứu và tận tình chăm sóc thìtình cảm mới dần nảy nở. Yêu nhau được 3 năm, tôi và Phượng kết hôn. Năm 2012khởi đầu bằng niềm vui nhưng kết thúc bằng nỗi đau vô tận. Đó là khi bé Ủn sinhđược 10 ngày thì Phượng bị xuất huyết tử cung. Hôm đó, tôi đi tham gia một sựkiện công nghệ ở tỉnh Bình Dương. Điện thoại ở chế độ im lặng nên tôi khôngbiết là có hơn 20 cuộc gọi nhỡ báo tin là vợ đang phải cấp cứu. Khi biết tin,tôi vội vã trở về thành phố.


Chỉ 40 km, nhưng chuyến xe đó chưa bao giờ dài đến thế. Tớibệnh viện, bác sĩ cho biết cơ hội thành công rất thấp. Đêm đó, tôi nằm cạnh bênvợ. Cái nắm tay thật chặt và ấm. Nhưng hy vọng cứ cạn dần như những hạt cáttrong đồng hồ đang vơi đi theo thời gian. Và cô ấy đã chìm vào hôn mê rồi ra đivĩnh viễn. Đó cũng là ngày cuối cùng mà bé Ủn được bú dòng sữa ngọt ngào củamẹ. Sự ra đi của người vợ khi tuổi cònrất trẻ, khiến tôi gục ngã, buông xuôi số phận. Nhưng khi lên chùa viếng thămhương hồn vợ, tôi nhận ra rằng, mình phải tự đứng dậy, để sống và đương đầu vớigian nan, vất vả. Tôi nguyện sẽ làm tất cả mọi việc vì một mục đích duy nhất làthay vợ chăm sóc con, mang lại cho con gái bé nhỏ tình yêu thương của người chavà cả mẹ.








“Gà trống - con mọn”



Bà nội đòi đưa bé Ủn về quê nuôi dạy nhưng tôi nhất quyếtkhông chấp nhận. Dù bé sẽ được chăm sóc tốt hơn nhưng sẽ sống thiếu tình thươngcủa ba. Bé đã mất mẹ rồi nên không thể sống xa ba. Hơn nữa, cảm giác lo sợ cứmãi đeo bám tôi. Buổi sáng hôm đó, tôi chỉ rời khỏi thành phố thôi, vậy mà khiquay trở lại tôi đã mất vợ mình. Thậm chí, chúng tôi còn không kịp nói với nhaulời cuối. Vậy còn điều gì sẽ xảy ra nếu tôi để bé Ủn đi ra khỏi tầm mắt củamình xa đến vậy...


Tôi không quan niệm chuyện chăm sóc con là việc riêng củangười phụ nữ. Có lẽ, cái cần vượt qua là tâm lý chứ tất cả những việc đó đềudần làm quen được. Bởi vậy, người khác cố gắng 1, tôi phải cố gắng 10. Khôngbiết cách hâm sữa, dỗ dành con khóc... tôi lên các diễn đàn nhờ hướng dẫn. Lầnđầu còn lóng ngóng nhưng sau quen dần và làm tốt hơn. Không biết cách vệ sinh,tắm rửa cho Ủn, tôi nhờ người bạn đến nhà “làm mẫu” rồi ghi nhớ, thậm chí cònchép vào sổ sách kỹ càng. Là “gà trống” nên tôi đã phải tham khảo rất nhiềuphương pháp chăm con của Việt Nam, Mỹ, Nhật... Tuy nhiên, bản thân tôi nghĩrằng, cảm thấy điều gì tốt, phù hợp cho con và bản thân mình thì sẽ áp dụng.


Khi bé Ủn bị sốt, tôi thường không cho dùng thuốc ngay lậptức, bởi đó là phản xạ tự nhiên, mà cứ 15 phút là dùng khăn ướt lau nách, bẹn,cổ và chú ý kiểm tra nhiệt độ thường xuyên. Nếu như sốt siêu vi thường từ 3 đến7 ngày sẽ tự hết, chỉ có khi sốt lên đến 39 độ C thì cho con đến bác sĩ đểkhám. Nuôi dạy một đứa trẻ sơ sinh chưa bao giờ dễ dàng. Giai đoạn từ 3 đến 5tháng tuổi là giai đoạn “nhạy cảm” của bé. Nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ giảmđột ngột bởi nha chu dưới nướu của bé hình thành nên bé hay chảy dãi, ngứanướu, cứ đưa núm vú vào là bé sẽ nhả ngay hoặc ngoảnh đi, nếu cố ép thì sẽ làmtổn thương bé. Tình thương, bản năng của người cha đã giúp tôi nhận ra điều đóđể có cách giải quyết tốt nhất.


Như ai đó đã nói: Mỗi người đều có cuộc chiến riêng củamình, cuộc chiến của tôi lúc đó là duy trì nguồn sữa mẹ cho con, giữ con luôncạnh mình. Bởi hễ cứ đưa bình sữa công thức vào là bé khóc và đẩy ra, cố cho búthì bé nôn đến khi chẳng còn gì trong bụng.Rồi tôi biết đến Hội nuôi con bằng sữa mẹ Việt Nam trên Facebook và lênđó xin sữa cho con. Lần đầu đi xin, không ai để ý. Lần thứ hai, thứ ba thì cómột mẹ chịu giúp đỡ. Tôi mừng rỡ vô cùng. Và ngay trong đêm hôm, trời mưa gió,tôi đã chạy xe lên tận quận 2, cách nhà khoảng 20 km để lấy sữa cho con bú. Ủnbú hết rất nhanh số sữa xin được nên tôi phải tiếp tục nhờ bạn bè “vận động”thêm ở các diễn đàn. Rồi người này truyền tai người kia. Ngày nắng cũng nhưngày mưa, tôi chạy hết từ quận này sang quận khác để cậy nhờ nguồn sữa củanhững bà mẹ hảo tâm. Cuối cùng, sữa nhiều đến nỗi tủ lạnh trong nhà không đủsức chứa. Bé Ủn cũng dần lớn lên từng ngày, khoẻ mạnh.



Dù bận rộn đến mấy, tôi cũng thường xuyên cho con gái tiếpxúc với thiên nhiên, với cây cỏ, thế giới xung quanh. Được cõng con lên cổ chơitrò phi ngựa hoặc nhảy lò cò, bơi lội, thấy được niềm vui, nụ cười nở trên môicon, tôi hạnh phúc vô cùng. Tôi sẽ dành thời gian mọi lúc cho con khi có thể.Tôi chơi đùa với con, trò chuyện, đọc sách, vẽ, hát cùng con.



Không biết phải gọi tên những tháng ngày đã trôi qua là hạnhphúc hay bất hạnh, nhưng chắc chắn đó là một bước ngoặt cuộc đời đối với tôi.Nó thay đổi mọi thứ quanh tôi, thay đổi cách nhìn về cuộc sống, cho tôi nhữngtrải nghiệm chiều sâu về tình cảm và tâm lý. Tôi thấy mình điềm tĩnh hơn, baodung hơn và giờ cảm thấy rất hạnh phúc khi được làm... mẹ. Ít ra cuộc đời đãkhông lấy đi của tôi tất cả, tôi vẫn còn Ủn để nhớ, để thương, để quay về nơibình lặng sau cơn sóng dữ. Tôi muốn nói với bé Ủn rằng: “Cảm ơn con đã níu balại để không gục ngã giữa cuộc đời”.


http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/bo-don-than-lam-me-932570.htm