Singapore là một quốc đảo nhỏ bé với rất ít nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 50 năm qua, Singapore đã chuyển mình để trở thành một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.


Dưới đây là những đánh giá của bà Tenna Schoer, nhà báo người Đan Mạch thường trú tại Singapore, những nhận xét này phần nào giúp cho độc giả hiểu rõ vì sao đảo quốc này lại được khen ngợi nhiều đến thế.


1. Tỷ lệ tội phạm cực thấp





Nếu bạn đi tàu điện ngầm ở Singapore, bạn sẽ nhận thấy rằng chỉ du khách mới nắm chặt túi của họ. Trong khi đó, dân địa phương tỏ ra cực kỳ thoải mái với đồ đạc của mình, không thấy ai tỏ vẻ lo sợ rằng ai đó sẽ manh nha cướp điện thoại thông minh của họ. Thực vậy, bạn nên biết rằng đảo quốc Singapore hiện đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thuộc hàng thấp nhất thế giới. Tỷ lệ phạm pháp đã sụt giảm mạnh chỉ trong vòng 3 năm qua. Năm ngoái 2012, tỷ lệ phạm pháp ở nước này chiếm thấp nhất thế giới chỉ trong vòng hơn 2 thập niên qua – kỷ lục ghi nhận là có khoảng 80 ngày liên tiếp, trên toàn nước này không hề xảy ra bất kỳ vụ trộm cướp nào.


Theo dữ liệu của Liên hiệp quốc , tỷ lệ án giết người ở Singapore thấp đứng hàng thứ hai thế giới (Những dữ liệu này cũng bao gồm đảo quốc Palau và Monaco). Chỉ có 16 nạn nhân bị giết hại trong năm 2011 tại một quốc gia với dân số 5,1 triệu người. Trong khi đó, ở Singapore với diện tích cũng tương đương Na Uy nhưng Na Uy có đến 111 vụ giết người trong năm 2011, và cũng đồng diện tích với Slovakia nhưng nước này cũng có đến 96 vụ giết hại trong cùng năm. Tại sao Singapore lại đạt được thành tích đáng khích lệ này? Trước hết, bạn nên biết rằng quốc đảo nhỏ bé này còn nổi tiếng bởi những hình phạt nghiêm khắc áp dụng cho người phạm pháp, ngay cả những loại tội phạm vặt vãnh. Khắp nơi trên đảo quốc Singapore, cảnh sát lắp đặt nhiều hệ thống camera, từ các khối nhà ở công cộng cho đến bãi đỗ xe.


2.
Dân cư khỏe mạnh nhất thế giới



Vào lúc tảng sáng, khi tia nắng bình minh đầu tiên ló rạng, người dân Singaporea lại nô nức đổ ra đường tập thể dục. Lượn một vòng quanh Vườn thực vật Singapore tuyệt đẹp, bạn sẽ không khó khi bắt gặp hình ảnh các cụ già, thanh niên và phụ nữ đang chạy bộ quanh hồ nước hoặc tập Thái Cực dưỡng sinh. Đó có thể là một trong những lý do chính để hiểu vì sao người dân Singapore lại được xếp hạng là “Người mạnh khỏe nhất thế giới”. Dựa trên các chỉ số sức khỏe liên quan của Liên hiệp quốc , Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức y tế thế giới (WHO) từ 145 quốc gia với ít nhất 1 triệu người, theo đó một cuộc khảo sát ở đã cho thấy có khoảng 89,45% người dân nước này rất mạnh khỏe. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia phát triển khác, hiện có một sự gia tăng căn bệnh béo phì ở Singapore. Vì vậy để hình thành một lực lượng lao động lành mạnh, gần đây Hội đồng xúc tiến y tế (HPB) của Singapore đã ra thông báo về “Thử thách 1 triệu KG” nhằm mục tiêu dân quốc đảo này phải giảm 1 triệu kg thể trọng dư thừa trong vòng 3 năm tới, thông qua các họat động rèn luyện thể chất và thói quen ăn uống lành mạnh hơn.



Nơi dễ làm ăn nhất



Khoảng ½ những người đang sống ở Singapore hiện đang làm việc cho nhiều công ty nước ngoài, những công ty này có văn phòng chi nhánh ở Singapore. Sở dĩ các công ty nước ngoài chọn Singapore vì vị trí hết sức thuận lợi của nó khi nằm gần kề với phần còn lại của Châu Á và Thái Bình Dương. Năm ngoái, WB đã bình chọn Singapore là quốc gia với 7 năm liên tiếp đoạt nhiều thành công xuất sắc trong kinh doanh. WB nhấn mạnh các tiêu chuẩn kinh doanh của Singapore như mậu dịch xuyên biên giới, thủ tục trao giấy phép xây dựng nhanh, đồng thời bảo vệ tối ưu cho các nhà đầu tư.


4.
Nhà sản xuất giàn khoan tự nâng lớn nhất thế giới



Chẳng có giọt dầu hỏa nào hiện diện tại đảo quốc Singapore, tuy nhiên nó lại sở hữu ngành công nghiệp dầu hỏa bởi một lĩnh vực rất quan trọng: nước này là nhà sản xuất giàn khoan tự nâng lớn nhất thế giới, đây là nền tảng để khoan thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi. Kể từ thế kỷ 13, Singapore đã hưởng nhiều lợi ích từ vị trí chiến lược tại nơi hợp lưu của các tuyến đường hàng hải chính xuyên qua eo biển Malacca. Ngày hôm nay, nước này vẫn là khối nam châm chính cho ngành công nghiệp hàng hải thế giới. Cho đến gần đây, khi Thượng Hải đã qua mặt Singapore thì quốc đảo này vẫn là cảng biển lớn nhất thế giới. Di sản hàng hải của Singapore đến từ 2 gã khổng lồ của ngành công nghiệp dầu hỏa, đó là các tập đoàn Keppel và SembCorp, hai công ty này đã chuyển biến họ từ những trung tâm sửa chữa tàu biển khá khiêm tốn thành những nhà lãnh đạo toàn cầu, giúp Singapore đóng góp 70% cho thị trường thế giới. Ngành công nghiệp ngoài khơi của Singapore đã tuyển dụng khoảng 75.000 công nhận, và đạt tổng doanh thu lên tới 12,9 tỷ đô la Singapore (hay 10,3 tỷ USD, 6,42 tỷ bảng Anh) trong năm 2011, là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế của quốc đảo Singapore.



Một trong những quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới



Tại Đông Nam Á khi mà nạn tham nhũng đôi khi được xem là một phần không thể thiếu của cuộc sống, tuy nhiên Singapore lại được xếp hạng bởi các thành tích chống tham nhũng hiệu quả cao của mình, nước này hiện đứng hàng thứ 5 trong danh sách những quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới. Dân Singapore luôn ca ngợi vai trò của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu trong việc ông đã xây dựng một môi trường hầu như không tham nhũng. Singapore từng quyết liệt chống tham nhũng bằng việc xây dựng Cục điều tra các hành vi tham nhũng (CPIB) vào năm 1952 nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư trên đảo quốc. Ngày hôm nay, tội phạm tham nhũng bị trừng phạt khá nặng ở Singapore, với mức án phạt tù khá dài, và người phạm tội còn phải nộp phạt lên đến 100.000 đô la Singapore (khoảng 50.000 bảng Anh). Bên cạnh đó, chính phủ Singapore cũng trả lương khá cao cho các chính trị gia và công chức nhằm giúp họ ổn định mức sống, hạn chế tối đa tham nhũng.


6.
Vùng đất của các triệu phú



Nếu rỗi rãi thời gian, bạn có thể đến bất kỳ bãi đổ xe nào ở Singapore và tận mắt trông thấy có khá nhiều “xế hộp” xịn ở đây như Audi, BMW, Mercedes, Jaguar, Ferrari hay Maserati. Tỷ lệ thuế doanh thu xe hơi ở Singapore vào khoảng 150%, tức là khách mua xe phải bỏ thêm 84.000 đô la Singapore (hay 42.000 USD) để có được tấm giấy đăng ký sở hữu xe. Nhiều người Singapore giàu có thậm chí còn không nhớ họ đã chi mấy trăm ngàn đô la Singapore cho một chiếc xe hơi. Tại sao vậy? Chỉ bởi đơn giản họ giàu quá nên không thèm quan tâm. Theo một báo cáo của cải gần đây của Ngân hàng Barclays thì hơn một nửa người giàu có ở Singapore đã có dưới 10 năm để tích lũy của cải của họ, đây là tỷ lệ nhanh nhất toàn cầu. Thêm nữa, mật độ của các triệu phú cũng thuộc hàng cao nhất thế giới. Với 8,8% dân số có tài sản riêng 1 triệu USD, Singapore hiện đang nằm trong Top 5 quốc gia có mật độ nhà triệu phú cao nhất thế giới.


7.
Tập trung sâu sắc cho giáo dục



Vào năm 1965, Thủ tướng Lý Quang Diệu khi đó đã sáng tạp ra một kế hoạch tổng thể làm nên một Singapore hiện đại, “một ốc đảo đầu tiên trên thế giới nằm tại một thế giới thứ 3”, kết quả là ngày nay ở lứa tuổi 90 của mình, ông Lý đã tự hào về quyết định táo bạo của mình. Chỉ có vài nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng Singapore đã đầu tư khá mạnh tay trong lĩnh vực giáo dục nhằm xây dựng và duy trì một lực lượng lao động có trình độ cao. Hiện nay, xấp xỉ 20% ngân sách chính phủ chi vào giáo dục. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), thì những nổ lực của Singapore đã mang lại trái ngọt. Singapore hiện đang đứng thứ 2 thế giới về xếp hạng toán học, khoa học và đọc sách, chỉ xếp sau Thượng Hải. Khoảng 12,3% sinh viên Singapore đạt được kết quả cao nhất trong tất cả 3 đối tượng vừa được đánh giá. Số lượng sinh viên giành nhiều thời gian cho toán học và khoa học đã cao hơn mức độ trung bình của OECD. Cả xã hội Singapore tập trung sâu sắc vào chất lượng giảng dạy của giáo viên. Nghề giáo là một nghề rất được kính trọng ở Singapore. Mỗi năm, các giáo viên nhận được 100 giờ phát triển nghề nghiệp chuyên môn. Gần đây nhất Bộ giáo dục Singapore đã cắt giảm nội dung các chương trình học tại trường nhằm tạo ra một không gian học đường chuyên về phát triển các tư duy phê bình.



Lạm dụng thuốc thấp nhất thế giới



Hầu như cả thế giới đều có một khu gặp trục trặc về ma túy, song ở Singapore thì không. Quốc gia này chiếm mức độ lạm dụng thuốc và ma túy thấp nhất thế giới, liên quan đến các loại thuốc phiện, cocaine và ecstasy, tỷ lệ nghiện cần sa và các chất kích thích thấp hàng thứ hai thế giới, theo Báo cáo thuốc toàn cầu của UN. Tội sở hữu ma túy sẽ nhận một mức trừng phạt khá khắc nghiệt – chiếm hữu hoặc tiêu thụ ma túy sẽ bị phạt 10 năm tù hoặc nộp phạt 20.000 đô la Singapore (tương đương 10.000 bảng Anh) hoặc chấp hành cả hai hình phạt cùng lúc. Nếu bị bắt khi đang buôn lậu chỉ 30 gram cocaine hay 15 gram heroin cũng sẽ bị phạt án tử hình, hiện đang có 34 phạm nhân đang đối mặt với án tử hình.


9.
Thị trường cờ bạc lớn thứ 3 thế giới



Cách đây 3 năm, Singapore đã chính thức hợp pháp hóa hoạt động cờ bạc của mình, nước này đã cấp giấy phép cho 2 casino lớn nhằm đón khách du lịch. Và thực tế là số lượng du khách đã tăng gần 50% kể từ ngày đó. Hơn nữa, ngành công nghiệp casino đã trả 2,2 tỷ đô la Singapore (1,1 tỷ bảng Anh) tiền thuế và đóng góp ước tính từ 1,5% đến 2% GDP cho Singapore. Để hạn chế bê bối và nạn tự tử, dân địa phương muốn tham gia đánh bài bạc buộc phải trả tiền vé vào cửa là 100 đô la Singapore, còn nếu là du khách nước ngoài thì buộc phải xuất trình hộ chiếu, sau đó sẽ tự do đến các cỗ máy đánh bạc, tha hồ chơi, có thắng hoặc thua, song thường thua là chính. Doanh thu cờ bạc của Singapore trong năm 2012 là 5,85 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2011, đứng hàng thứ 3 thế giới. Đứng đầu là Macau với 38 tỷ USD, thứ hai là Las Vegas với 6,2 tỷ USD. Theo thống kê, trung bình một ngày, các casino ở Singapore thu hút khoảng 17.000 lượt khách.


10. Quốc gia bất hạnh nhất thế giới



Ở Singapore, bạn có thể tìm thấy mọi thứ, trừ một thứ không hề dễ tìm đó là sự hạnh phúc. Theo một báo cáo gần đây của Gallup thì giới giàu có của Singapore lại tỏ ra không vui nhất thế giới, trong khi đó sự hạnh phúc của giới giàu có lại tìm thấy ở Iraq, Haiti, Afghanistan và Syria. Chỉ có 46% dân Singapore tin rằng họ hạnh phúc trong đời sống thường nhật.




(Theo BBC NEWS – 24/10/2013)