"Hãi hùng" văn hóa đám tang Sài Gòn(Chơi) - 3 đêm rồi, 1h sáng, bên kia vẫn rộn ràng như nhạc hội từ Ôi đàn bà... cho đến... Đồi thông 2 mộ. Bên này, người sống cũng gần hấp hối.


Đám tang chóng vánh, tội ác tày trời của gã chồng trẻ


Khỏa thân, diễn áo tắm ở đám tang đang tái xuất


Chẳng kiếm nổi một giấc bình yên


Tôi đang viết bài này giữa tiếng nhạc huyên náo của đám tang hàng xóm. Là dân "góp" ở xa vào Sài Gòn lập nghiệp, 10 năm ròng rã cho đến khi tôi an cư trong một căn hộ be bé ở con hẻm Bùi Đình Túy, Bình Thạnh.


Sài Gòn chật chội, khắc nghiệt nhưng cũng dễ sống. Thế nên nhiều người vẫn cố bám trụ, trong đó có tôi.


Tôi đã yêu dần những chật chội, ngoằn ngoèo, hẻm hốc như lẽ thường. Tôi chấp nhận khói bụi, tiếng ồn như một lẽ tất yếu. Nhưng, có một thứ mà đến hẹn lại lên, khi ngoài đầu hẻm trưng 1 chiếc cờ phướn sắc màu rồng phượng là tôi biết tối đó tôi phải nút tất cả cửa nẻo vẫn chẳng kiếm nổi một giấc bình yên.


Là dân truyền thông, tôi có điều kiện đi khắp đất nước, lúc tác nghiệp, lúc du lịch. Nhưng chưa nơi nào có thể loại tổ chức tang lễ kỳ quái như ở Sài Gòn. Ở những vùng tôi qua đám tang luôn trang nghiêm. Kèn trống không quá cầu kỳ. Người đến thắp nén nhang tiễn đưa chỉ rón rén đi nhẹ, nói khẽ. Trang phục màu đen, trắng kín đáo. Uống với nhau chén trà nhạt rồi nhanh chóng ra về để gia chủ còn có thời gian tiếp đón người đến viếng khác.







Song, Sài Gòn không như thế. Con người ở đây bản chất cởi mở, hoạt náo từ lời ăn tiếng nói cho tới.... đám tang.


Đám ma "vui" gấp ba đám cưới


Thật vậy! Ở Sài Gòn không phải ngẫu nhiên mà cô siêu mẫu Hà Anh thẳng thắn: "Xin đừng mời chúng tôi, nếu chúng tôi không phải là những người thân thiết của bạn!". Dù Hà Anh có bị "ném đá" thì quả thật, đám cưới bây giờ như một cách trả lễ, nghĩa vụ và trách nhiệm nhiều hơn là chia vui.


Đám cưới Sài Gòn: Nhận thiệp, đến ăn, đi về như một cái máy. Trong khi ngồi ăn, chỉ có ban nhạc chơi vài bản. Có đám còn chả có nhạc nhẽo gì. Từ nhà hàng tầm trung cho đến khách sạn 3 sao, không khí đều tương tự. Hối hả, gấp rút cho xong đại sự.


Thế mà chẳng hiểu sao đám ma thì lại "vui" và nhộn nhịp đến vậy?


Dường như đó là một văn hóa riêng đáng sợ! Bởi "nghĩa tử là nghĩa tận", hàng xóm láng giềng cùng với văn hóa riêng biệt mà tôi và nhiều người phải tiếp tục "sống chung với lũ".


Mỗi lần trong khu phố có đám tang, tôi và nhiều nhà hàng xóm chỉ biết khóc thầm, 12 giờ đêm còn chưa ngủ được vì tiếng nhạc ồn ào thì 3-4 giờ sáng đã bị kèn trống náo nhiệt dựng dậy. Tiếng cụng ly, tách côm cốp. Tiếng cổ vũ reo hò với màn đọc lô tô của những nhóm "khóc thuê đồng tính".


Ban ngày, thân nhân tổ chức nhiều trò múa cột, bikini, biểu diễn kịch... Mỗi đám như thế hát hò ca múa triền miên suốt 3-4 ngày liền. Dường như họ hát bất kể giờ giấc, khi thì giữa trưa nắng, khi nửa đêm mà tiếng nhạc vẫn chưa dừng. Tuyệt nhiên không có tiếng khóc thương, chỉ độc tiếng kèn tây bèn bẹt, tiếng nhạc xập xình, những ca từ nhảm nhí từ các bản nhạc chế, xen lẫn là tiếng vỗ tay, cạn ly thích thú của khách viếng và cả gia chủ khi thấy ca sĩ nhảy “sung” hơn. Đám tang nhưng nhạc thường là nhạc trẻ như Teen vọng cổ, Em của ngày hôm qua, Vị ngọt đôi môi... Hát nhạc trẻ chán, họ chuyển sang ca cổ, cải lương. "Ca sĩ" toàn nghiệp dư, hát như đọc, lại phô trương giọng ầm ĩ... Các ca sĩ đám ma thường là người đồng tính. Họ được trả thù lao mỗi buổi diễn hơn 100.000 đồng nhưng họ hát hò rất sung. Chả biết người chết có nghe không chứ người sống chúng tôi "hưởng trọn". Bởi vì bản thân họ cũng thú nhận: Hát dở mới chui vào đám tang ma chứ hát hay thì đã đi vào phòng trà, tụ điểm ca nhạc...".







Và thế là, mỗi khi trong khu phố có đám tang, chúng tôi chỉ biết chẹt cửa hoặc trốn qua nhà bạn, ra khách sạn tá túc vài đêm.


Người dễ ngủ chẳng có gì phàn nàn nhưng xóm tôi, dân công sở và sinh viên tá túc đông. Sáng ra gặp nhau, mắt thâm quầng, rũ rượi chả buồn chào nhau nổi một tiếng. Ai cũng chỉ có duy nhất một câu: Sao lâu đưa tang vậy?









chia sẻPhóng to
Có những nỗi niềm như thế này đây.


Tôi và khu phố này có thể là những nhân chứng sống xác nhận bài viết của bạn Bảo Uyên, sinh viên năm 4, khoa Ngữ văn Pháp, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, người từng đăng đàn viết: "Theo tôi được biết thì theo quan niệm ở Nam Bộ, đám tang phải được tổ chức ồn ào, vui vẻ như thế để mong người thân của mình yên tâm ra đi, sớm siêu thoát; không bị nước mắt, không khí buồn thảm của gia đình, người thân làm lưu luyến cõi trần. Hơn nữa, nhạc lễ, từ xa xưa đã là một phần không thể thiếu của việc tang tế ở vùng đất Nam Bộ. Nhà văn Sơn Nam có viết, ở Nam Bộ thời xưa, những gia đình khá giả thường rước kép hát, ban nhạc đờn ca tài tử về diễn trong đám tang. “Đầu hôm cử nhạc buồn, giữa khuya, để đánh thức mọi người cho bớt buồn ngủ gục, chơi nhạc vui, nhưng không lố lăng”.


Vẫn biết là mỗi vùng miền, phong tục tập quán khác nhau nhưng những cảnh náo nhiệt, vui vẻ thái quá trong đám ma Sài Gòn bây giờ có còn đúng với phong tục truyền thống ban đầu của nó?".


T.H


http://baodatviet.vn/doi-song/choi/hai-hung-van-hoa-dam-tang-sai-gon-3239615/