Hết cái tuổi biếng ăn khóc lóc thì đến tuổi sểnh ra 1 tý là dính vào smart phone các mẹ ạ. Làm gì khi con nghiện trò chơi điện tử đây ạ các chị?



Con em năm nay cũng vào đúng cái độ tuổi đi học, mà không hiểu sao bắt trước bạn bè kiểu gì mà ham mê chơi điện tử thế. Mà mỗi lần em cáu lên là chỉ có quát và đánh đòn thôi. Em kêu trời kể khổ với con bạn thân, hỏi làm gì khi con nghiện trò chơi điện tử liền bị nó gạt phăng đi, bảo không cần phải lo lắng rồi quát to thế đâu, có khi chỉ phản tác dụng chứ chẳng được gì. Rồi nó cũng kể về trường hợp cu cậu ở nhà luôn. Sau khi áp dụng chiêu độc, dù chỉ mới cất tiếng nhỏ nhẹ hay liếc mắt qua thì thằng bé cũng tự khắc vào quy củ, bỏ luôn máy điện thoại xuống, hay rời khỏi máy tính. Đúng là làm mẹ lắm vấn đề cần phải suy nghĩ quá.





Chuyện là con trai nhà bạn thân em cũng là 1 thánh nghiện game luôn. Dù biết trò chơi điện tử chỉ mang tính chất giải trí nhưng ảnh hưởng của nó sau đó là 1 tác hại không thể ngờ tới. Từ lúc có bộ trò chơi điện tử là cu cậu cứ cắm đầu cắm cổ vào mà chơi không để ý đến mọi thứ xung quanh. Ban đầu con bạn em không để ý sau mới thấy những dấu hiệu không ổn cho lắm. Nào là con trai chị ấy từ chăm chỉ học giỏi thành lười học bị điểm kém, hay gây gổ với bạn bè, tinh thần và thể trạng luôn mệt mỏi như kiểu thiếu ngủ ấy ạ. Đỉnh điểm là vụ ngồi tiểu ngay tại chỗ vì quá mê mải trò chơi điện tử. Sau đấy bạn em đã áp dụng ngay chiêu độc này để chấm dứt tình trạng đó xảy ra.



Tác hại của game online là gì?



- Học hành sa sút:
Theo em tìm hiểu thêm thì có một nghiên cứu chỉ ra rằng trong 10 học sinh nghiện game, thì chỉ có 1/10 đạt kết quả trung bình trong học tập, còn lại đều đạt kết quả dưới trung bình. Điều này cho thấy rằng game online ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả học tập của các bé đấy ạ. Chúng ta ai cũng chỉ có 24h/ngày, một lẽ đương nhiên, khi con dành nhiều thời gian cho game thì thời gian dành cho học tập sẽ bị cắt giảm.



- Mất dần khả năng giao tiếp:
Nếu tính riêng game online thì chỉ có hỗ trợ hệ thống chat để trò chuyện hay kết bạn trực tuyến trong khi chơi game. Nhưng rõ ràng là các bé không hề giao tiếp thực trong đó. Tất cả đều là những mối quan hệ ảo. Các bé cũng ít có thời gian giao tiếp với người thân trong nhà do hầu hết tâm trí và thời gian đều tập trung vào game online, hoặc kể cả bạn trong lớp. Các con sẽ không thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp do quen với những ký tự viết tắt, các ngôn ngữ giao tiếp trong game đó ạ.





- Dễ bị đam mê bạo lực và làm gia tăng tệ nạn xã hội: Game online dễ gây nghiện, chúng khiến người chơi đặc biệt là các con khi còn nhỏ quên mất bản thân còn những công việc khác trong cuộc sống cần phải hoàn thành. Những người nghiện game luôn đắm chìm vào không gian của trò chơi, thậm chí ảo tưởng mình là nhân vật trong trò chơi, dẫn đến tình trạng quên ăn quên ngủ, quên mục đích học hành, có nhiều trường hợp vì nghiện game, các bé đã bỏ học, khiến gia đình lo lắng.



Nghiên cứu cho thấy những người hay chơi điện tử thường bị ám ảnh và gặp những vấn đề về thần kinh hơn những người không chơi game. Trẻ em hay chơi điện tử thường khó kiểm soát được tâm lý, khó hòa nhập vào xã hội và nếu để lâu sẽ trở thành người nghiện game. Một số dấu hiệu cảnh báo bao gồm mất tập trung, giấc ngủ thường bị gián đoạn, hay lo âu, giận dữ vô cớ, và bị ám ảnh.



Vậy làm gì khi con bị nghiện trò chơi điện tử?



1. Tuyệt đối không dùng bạo lực với con



Đây là một điều cấm kỵ mà các bậc phụ huynh không nên dùng trong cách ứng xử với con cái, nhất là với những đứa trẻ nghiện game. Khi con mình ham chơi điện tử, không chịu học tập thì nó cũng có nguyên nhân của nó. Là người lớn, chúng ta không nên nghĩ đó là lỗi tại con mà hãy xem xét thật kỹ xem nó có liên quan đến những cái khác như cách giáo dục của cha mẹ, sự ức chế trong các mối quan hệ, bị bạn bè rủ rê…





Nếu trong hoàn cảnh này, chúng ta chỉ biết cứng nhắc dùng bạo lực với con, đánh con để con sợ mà bỏ game; hay đánh con để răn đe và làm gương cho những đứa trẻ khác trong gia đình. Thế nhưng, những việc làm đó chỉ là vô nghĩa mà đôi khi còn phản tác dụng. Trong suy nghĩ của con hiện tại, nó đang bị cuốn vào vòng xoáy của game và sự đam mê ở đó. Đồng thời những đứa trẻ như vậy thường chán học và rất bướng, nếu bạn có ý định đánh con để con bỏ điện tử thì khó có thể thành công được.



2. Không xem game là xấu xa, tác hại độc tới con mình



Thật ra các trò chơi điện tử trên mạng không phải là việc làm xấu, mà chỉ vì các con quá lạm dụng nó mới khiến cho nó trở nên bị lạm dụng. Thế nhưng, với người lớn chúng ta, chỉ cần chơi game là không tốt rồi, và các trò chơi đó cũng là xấu. Chúng ta đổ lỗi cho game vì không muốn nhìn nhận sự thật là do chính con người chúng ta tạo ra các thói xấu cho mình.



Nếu là một đứa trẻ không ham mê game thì chắc chắn bạn sẽ cho con chơi để giải trí sau mỗi giờ học căng thẳng. Nếu con bạn học tốt thì game sẽ được các bạn cho con dùng một cách thoải mái. Vì vậy, cái gì cũng có hai mặt của nó, chúng ta không nên nhìn phiến diện một phía về vấn đề này.



3. Ra điều kiện để con được chơi game, cũng như lên lịch chơi game



Nghiện game cũng giống như nghiện rượu hay nghiện thuốc lá vậy, nó rất khó bỏ được. Có nhiều phương pháp mà các bậc phụ huynh sử dụng để giúp con hết nghiện game và có một điều rất hiệu quả đó là ra điều kiện với con.





Những đứa trẻ thường thích được thưởng, vậy nên nếu bạn áp dụng quy luật thưởng – phạt vào các việc làm của con thì sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Con làm tốt, ba mẹ sẽ thưởng cho con; nếu con làm sai con phải chịu phạt. Cũng như vậy, nếu con học tốt ba mẹ sẽ cho con chơi game chứ không phải cày game 1-2 tiếng/ ngày và ngược lại.



4. Uốn từ nhỏ



Đây là việc quan trọng mà tất cả các bậc phụ huynh cần phải làm từ khi con đang còn nhỏ. Ông bà ta có câu “dạy con từ thuở còn thơ” chính là như vậy, dạy con không chỉ là dạy về kiến thức, dạy về cuộc sống mà cũng cần uốn nắn con về việc này.



5. Nghiêm khắc khi lắng nghe chứ không phải nghiêm khắc không lắng nghe con cái



Có nhiều gia đình con cái không chịu nghe lời cha mẹ cũng chỉ vì cha mẹ quá nghiêm khắc khiến con cảm thấy ngột ngạt và khó chịu. Nghiêm khắc là tốt, là cách để con biết sợ và biết có nên làm hay không nên làm gì. Nhưng nghiêm khắc cũng phải biết lắng nghe.



Cái gì đáng nghiêm khắc thì cha mẹ nên nghiêm khắc, cái gì không thì cũng nên hiểu biết và lắng nghe con. Có những việc con làm con muốn nói cho ba mẹ biết, có những chuyện con muốn nói để ba mẹ hiểu con hơn. Nếu cha mẹ thật sự lắng nghe con thì con sẵn sàng chia sẻ cũng như tâm sự với cha mẹ.



6. Cho con gặp bác sĩ tâm lý



Có lẽ nhiều chị khi nghe đến vấn đề này hẳn sẽ rất sợ sệt vì nghĩ rằng cần gì mà phải đến bác sĩ tâm lý. Nhưng không hề nhé ạ.





Trong trường hợp các vị phụ huynh không thể nào giải quyết được vấn đề cho dù dùng rất nhiều biện pháp cũng như các làm với con thì hãy đưa con đến gặp nhà tâm lý. Có những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do tâm lý, vì chuyện này chuyện khác khiến con ức chế và tìm đến game. Chuyên gia tâm lý sẽ là người khai thác thông tin cũng như giúp con đưa ra hướng giải quyết vấn đề cho con của bạn.



7. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho con



Cho trẻ tham gia các hoạt động cộng đồng là một trong những cách hướng trẻ đến việc sử dụng thời gian có ích, xa rời những thú vui tai hại nhiều hơn lợi ich như game online.


Lên thời gian cụ thể cho các hoạt động khác của con: Ngoài thời gian học tập ở trường, khi con về nhà, phụ huynh có thể lên một thời gian biểu cho các hoạt động của con song song với thời gian biểu chơi game mỗi tuần. Chẳng hạn như dành thời gian để cho con tìm hiểu chơi một sở thích nào đó; hướng dẫn con chơi một môn thể thao, học cách câu cá, làm vườn, dọn dẹp nhà cửa…





Cố gắng tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại khoá cho trẻ: Cha mẹ dù bận rộn cũng nên cố gắng tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại khóa bên ngoài cùng con. Điều này giúp con năng động hơn, có nhiều kỹ năng xã hội, biết lập kế hoạch thay vì ngồi nhà mải miết chơi game. Trên đây là một trong những cách sưu tầm được của em để trả lời thắc mắc của nhiều mẹ là phải làm gì khi con nghiện trò chơi điện tử nhé ạ.



Video xem thêm: Đã tìm ra cách dạy vợ con hiệu quả nhất năm 2017



http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/10/W4rzCqQntt-480x300.jpg