Chào bác sĩ, bác sĩ vui lòng tư vấn cho trường hợp bé nhà em như sau: Bé trai nhà em được 7 tháng, 3 tháng đầu có bú mẹ và bú bình (sữa công thức) nhưng sang tháng thứ 4 bé chỉ bú bình, do em không đủ sữa.



Tháng thứ 4 em đã tập cho bé ăn dặm mỗi ngày 1 chén cháo xay nhuyễn, xen kẽ uống sữa công thức (900-1000ml/ ngày). Gần đây em thấy bé có những biểu hiện hơi bất thường: Khi ngủ ra rất nhiều mồ hôi ở đầu, lưng (nhất là ban đêm), rất dễ bị trớ và ói ọc. Miệng bé xuất hiện vài nốt nhiệt. Bé bị sụt kí và tỏ ra mệt mỏi, chán ăn.



Em đã cho bé đến bệnh viện Nhi Đồng để khám và xét nghiệm máu thì bác sĩ kết luận bé bị thiếu máu dinh dưỡng và được kê đơn cho uống Ferlatum (20 ống-6ml/2lần/ngày).



Đến nay bé dùng thuốc được gần 1 tháng nhưng vẫn bị ra mồ hôi nhiều khi ngủ, bé vẫn rất dễ nôn, trớ dù lúc cho bé ăn dặm em xay thức ăn rất nhuyễn, tình trạng bé vẫn mệt mỏi và miệng nổi nhiệt chưa lành.



Vậy bác sĩ cho em hỏi:



1- Nguyên nhân của việc bé bị thiếu máu dinh dưỡng?



2- Việc bé bị thiếu máu dinh dưỡng vậy có ảnh hưởng gì tới bé sau này? Nên ăn uống như thế nào để cải thiện tình trạng của bé? Em mong nhận được lời khuyên để chăm sóc dinh dưỡng cho bé tốt hơn.Em cám ơn bác sĩ rất nhiều.



Trả lời: Qua những thông tin bạn cung cấp thì có thể khẳng định là bé nhà bạn đang bị thiếu máu thiếu sắt và bé cũng đang có triệu chứng sớm của bệnh còi xương, bé mọc nhiệt ở miệng có thể do bé bị thiếu hụt vitamin C. Thời gian bạn cho bé tập ăn dặm cũng khá sớm (4 tháng), hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, không tiết ra đủ men tiêu hóa amylase (phân cắt tinh bột), protease (đạm) và lipase (chất béo). Bé không những dễ ói ọc mà còn ảnh hưởng đến thận.



Về vấn đề thiếu máu, có rất nhiều nguyên nhân trong đó thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất ở trẻ em, thiếu máu có thể do thiếu sắt, vitamin B12, đồng, acide Folic… trong đó thiếu sắt là chủ yếu.





Các nguyên nhân gây thiếu sắt gồm có:



Sau 6 tháng là thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm, cho ăn dặm đúng thời điểm là mấu chốt quan trọng để trẻ không thiếu hoặc thừa chất sắt. Rau xanh, thịt đỏ... là nguồn thực phẩm tự nhiên giàu sắt.



Nhu cầu 1 ngày của trẻ từ 6 -12 tháng tuổi là 11mg sắt/ ngày.Trong khi đó 100g thit bò có 2,7 mg sắt, 100g gan heo có 12mg sắt. Tức là trẻ phải ăn một khối lượng thức ăn khá lớn: 400g thit bò, hoăc 100g gan heo mới đạt yêu cầu đủ về bổ sung chất sắt trong một ngày. Cần lưu ý là chỉ 10% sắt trong thức ăn là được hấp thu.



Ngoài ra, do dạ dày nhỏ, trẻ không thể ăn được nhiều thức ăn này cùng một lúc để đảm bảo đủ lượng sắt cần thiết, vì vậy có thể gây nên tình trạng thiếu sắt.



Cách chế biến thức ăn dặm không đúng cách làm mất chất cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu sắt ở trẻ.



Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 -12 tháng và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.



Tác hại của việc thiếu sắt trong sự phát triển của bé



Thiếu sắt không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu máu mà còn gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm về sức khỏe khác cho con người. Thiếu chất sắt bé sẽ bị suy giảm sức đề kháng nên dễ ốm yếu, bệnh tật giảm khả năng vận động và học hỏi dẫn đến tình trạng chậm tiếp thu và kém thông minh.



Dấu hiệu dễ nhận biết trẻ thiếu sắt: tăng trưởng chậm, lười ăn, lừ đừ,mệt mỏi, kém năng động.



Phần lớn nguyên nhân gây thiếu sắt ở trẻ em Việt Nam là trẻ không được cung cấp đủ sắt trong bữa ăn hàng ngày.



Chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt cho bé



Để chất sắt được hấp thu vào cơ thể, các bà mẹ nên quan tâm đến vitamin C, giúp tăng cường việc hấp thu hiệu quả chất sắt vào cơ thể. Bổ sung thêm vitamin C cho bé ăn các loại thực phẩm có chứa vitamin C (rau xanh các loại, cam, quýt, buởi...). Khác với sắt, vitamin C không dự trữ lại trong cơ thể nên cần bổ sung hàng ngày để tăng sức đề kháng.



Tuy nhiên lượng vitamin C trong rau xanh, hoa quả thường hao hụt trong quá trình chế biến và cất giữ nên cách bổ sung tốt nhất là sử dụng thực phẩm có bổ sung vitamin C.



Bạn nên tìm hiểu về cách chế biến, nấu ăn mà không làm mất vi chất dinh dưỡng quan trọng vì thực tế 80% các vitamin và khoáng chất bị mất đi do quá trình xào nấu ở nhiệt độ cao.Khi chọn bột ăn dặm hoặc thức ăn vặt cho bé (bột ngũ cốc,bánh qui, bánh mỳ dinh dưỡng, phô mai…) nên chọn những sản phẩm có bổ sung thêm chất sắt và các vi chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của bé (nên xem thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì) và chọn những nhà cung cấp có uy tín và chất lượng. Chúc bé nhà bạn ăn ngoan và chóng khỏe.



Nguyên Trưởng khoa dinh dưỡng BV Nhi Đồng 1



Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa









Với gần 150 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng cho trẻ em, NESTLÉ CERELAC đã phát triển công thức bột ăn dặm phù hợp với nhu cầu vi chất dinh dưỡng cao của trẻ. Một chén bột NESTLÉ CERELAC (50g +150ml nước) có hàm lượng sắt cao gấp 5 lần và hàm lượng Vitamin C cao gấp 4 lần so với thực phẩm nấu ăn tại nhà*, nhờ đó sử dụng bột ăn dặm NESTLÉ CERELAC sẽ giúp bổ sung một lượng vi chất bao gồm Sắt, Kẽm, vitamin A, C,D… đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ trong thời kỳ ăn dặm.



Ngoài ra, NESTLÉ Thụy Sĩ đã ứng dụng công nghệ CHE vào sản phẩm bột ăn dặm NESTLÉ CERELAC, giúpphân cắt tinh bột như gạo, lúa mì thành những phần nhỏ giúp bé dễ tiêu hóa và giữ nguyên vị ngọt tự nhiên,vì vậy bột ăn dặm NESTLÉ CERELAC rất thơm ngon, dễ hòa tan trong nước làm bột mịn, giúp bé dễ nuốt và dễ tiêu hóa sau khi ăn. Bifidus BL là chủng vi khuẩn có lợi giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng Bifidus BL trong sản phẩm bột ăn dặm NESTLÉ CERELAC giúp giảm 70% tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm.


*Nghiên cứu So sánh với Chén bột nấu ở nhà: 20g bột gạo, 20g thịt, 20g cải, 14g (2 muỗng) dầu ăn, 200ml nước.