Nước ối là chất lỏng bao quanh thai nhi, được xem như là 1 màng chắn giúp bảo vệ thai nhi khỏi tác động bên ngoài, và cũng là bảo vệ khỏi những xâm nhập từ bên ngoài vào, ngoài ra, quan trọng hơn hết, thì nước ối là môi trường sống lý tưởng, giúp thai nhi hấp thụ chất dinh dưỡng và oxy được chuyển hóa từ cơ thể mẹ, chính vì vậy, nước ối có vai trò tiên quyết trong sự phát triển của thai nhi, những yếu tố ảnh hưởng đến nước ối như ối cặn, có đục cũng sẽ làm nước ối giảm đi chất lượng của mình, từ đó làm ảnh hưởng đến bào thai.

Thông thường vào cuối thai kỳ, nước ối sẽ có cặn, đây là điều hoàn toàn bình thường vì lúc này thai nhi đã lớn, có thể sống như 1 cá thể riêng biệt, thai nhi có thể thải phân su làm nước ối có cặn, không hề đáng lo, mẹ chỉ cần làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tuy nhiên với những thai phụ có tuổi thai từ 37 tuần trở về trước mà gặp tình trạng này thì các mẹ cần theo dõi kỹ, những chất đó có thể là chất thải từ bào thai như tế bào da, niêm mạc miệng, đường niệu, niêm mạc hô hấp, cơ quan tiêu hóa của bào thai, thai nhi càng lớn thì những chất thải đó càng nhiều hơn, khiến cho nước ối có màu đục và lắng cặn.

hình ảnh

Có nhiều người khuyên uống nước dừa, nước mía..để làm trong ối, thực chất không có cách nào làm trong nước ối cả, có điều nếu vẫn chưa đạt đến mức độ ảnh hưởng đến em bé thì mẹ không cần lo lắng, cứ hỏi lại cặn kẽ bác sĩ để bác cho phương án giải quyết, thông thường chỉ khám thai định kỳ để theo dõi thôi, nên nếu có gặp phải trường hợp cặn ối sớm hơn 37 tuần mẹ cũng đừng lo lắng mà nghe theo đồn đại uống nước dừa, nước mía nhiều hơn nhé.