Nhìn con còi cọc, ốm yếu khiến mẹ vô cùng lo lắng và không biết làm sao để bé nhanh chóng hồi phục trở lại. Hơn nữa, việc suy dinh dưỡng, thiếu chất trong những năm đầu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và trí tuệ của bé sau này. Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ không còn băn khoăn trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân. Mời các mẹ tham khảo nhé!

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng trong đó tiêu biểu là:

- Các bữa ăn không đầy đủ dưỡng chất, dưỡng chất không cân bằng, không đảm bảo chất lượng…

- Thiếu vi chất dinh dưỡng như: canxi, sắt, kẽm, vitamin, selen và khoáng chất khác dẫn đến bé dễ bị nhiễm bệnh, biếng ăn, suy dinh dưỡng,… tác động xấu đén sự phát triển của hệ cơ, xương khớp, hệ thần kinh.

- Bé lớn ít vận động ít, lười luyện tập thể dục thể thao nên sức đề kháng kém, yếu ớt, dẫn đến biếng ăn, kém ngủ, tăng cân chậm, chậm phát triển các tế bào xương khiến tình trạng thấp còi diễn ra nghiêm trọng hơn.

Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi

Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu và nếu không được phát hiện cũng như có những giải pháp kịp thời, có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường:

- Bé suy dinh dưỡng thấp còi thường dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm phổi, sởi, tiêu chảy… dẫn đến biếng ăn, suy dinh dưỡng nặng hơn và tạo thành một vòng lẩn quẩn.

- Bé suy dinh dưỡng thấp còi thường có chiều cao hạn chế vì thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của  hệ cơ xương.

- Suy dinh dưỡng thấp còi khiến bé bị cản trở về sự phát triển nhận thức, kém phát triển tầm vóc ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lao động trong tương lai.

- Bé suy dinh dưỡng, thấp còi thường thờ ơ, quấy khóc, không hứng thú với các hoạt động vui chơi, khám phá cuộc sống. Điều này  sẽ hạn chế sự tương tác và giảm khả năng học hỏi của bé.

- Các bé suy dinh dưỡng khi trưởng thành, thường có tầm vóc thấp bé, sẽ ảnh huởng đến khả năng lao động và có xu hướng mắc các bệnh về chuyển hóa, béo phì, tim mạch…

Giải pháp cho bé suy dinh dưỡng

1. Chế độ dinh dưỡng đối với bé suy dinh dưỡng

Trong quá trình chăm sóc bé suy dinh dưỡng bắt kịp đà tăng trưởng, mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng chung như sau:

- Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa. Đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều Kẽm như: thịt gà, con hàu…, vì thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển chiều cao ở bé.

Trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân nhanh chóng

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung kẽm

- Tích cực cho bé ăn nhiều rau xanh, quả chín cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, đồng thời phòng ngừa táo bón giúp bé hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm… để phát triển tốt chiều cao.

- Bữa ăn của bé cần được tăng cường thêm 2 – 3 bữa phụ/ ngày bên cạnh 3 bữa chính và đảm bảo đủ 4 nhóm chất thực phẩm trong các bữa chính: nhóm bột đường (cơm,bún, phở, mì, nui…), nhóm đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn, đậu…), nhóm chất béo (dầu, mỡ), nhóm vitamin và khoáng chất (rau củ, trái cây).

- Đối với bé từ 1-3 tuổi, trong mỗi bữa chính khoảng một chén cháo hoặc cơm nát (30g gạo) với 30 gam thịt nạc hoặc tôm, cua, cá, lươn, ếch, hàu, đậu nành…, 20 – 30 gam rau củ quả băm, 10 ml dầu ăn. Mẹ có thể cho bé ăn thêm các bữa phụ từ sữa, sữa chua, phômai, bánh flan, trái cây. Đừng quên tăng cường thêm dầu mỡ trong mỗi bữa ăn của bé, mẹ nhé.

Song song với những nguyên tắc dinh dưỡng chung, mẹ cần kích thích sự thèm ăn của bé. Mẹ cần khéo léo để bé “hợp tác” với bữa ăn mà không có cảm giác sợ sệt. Như vậy, mẹ cần chia thời gian các bữa ăn hợp lý, không nên cho bé ăn vặt vì sẽ khiến bé không có cảm giác đói khi đến bữa ăn chính. Đồng thời, trong bữa ăn, mẹ cần duy trì không khí thoải mái, hãy để bé tự quyết định lượng thức ăn, không ép buộc và không để bữa ăn kéo dài hơn 30 phút.

Bên cạnh đó, mẹ hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn, cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành, bé sẽ thích thú ăn hơn.

Nếu cần, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng vitamin D, vitamin A, canxi, kẽm, sắt dưới dạng thuốc.