Các loại thức ăn vặt không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, cholesterol cao và bệnh về tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, bởi chúng không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.





Đồ ăn vặt ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ



Thức ăn vặt như khoai tây chiên, bánh kẹo, nước ngọt… chứa nhiều chất béo bão hòa (saturated fats), chất béo chuyển hóa (trans fats) và cholesterol cao, dù cung cấp nhiều năng lượng nhưng lại không có dinh dưỡng. Để tránh trẻ có nguy cơ nằm trong 50% trẻ Việt Nam không đủ vi chất cần thiết để phát triển trí não và thể chất (theo khảo sát trình trạng dinh dưỡng khu vực Đông nam Á - SEANUTS), mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, tránh xa thức ăn vặt bằng những mẹo nhỏ bên dưới nhé!



Không trữ đồ ăn vặt trong nhà



Mẹ cần dọn dẹp đồ ăn vặt trong nhà, tránh xa tầm mắt của trẻ. Trẻ sẽ không biết và không có thói quen đòi ăn các loại thức ăn này nếu không thấy chúng. Mẹ nên chứa trong tủ lạnh các loại thực phẩm có lợi như trái cây tươi, phô mai, sữa chua, sữa hay các loại thực phẩm dinh dưỡng có lợi khác.



Kiểm soát việc ăn uống của trẻ



Mẹ nên ăn và tập cho con ăn những thực phẩm lành mạnh. Đó là cách mẹ vừa kiểm soát việc ăn vặt của con và cả bản thân. Nếu trẻ “lén” ăn, đừng vội cáu gắt, hãy nói bạn sẽ cho con ăn một món khác ngon hơn, bổ dưỡng hơn hoặc thi thoảng cho con ăn 1 lượng phù hợp để trẻ không bị cảm giác thèm thuồng lấn át.





Không nên dẫn con đến những cửa hàng thức ăn nhanh


Giải thích cho trẻ hiểu



Hãy giải thích cho bé hiểu ăn vặt ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như thế nào bằng câu chuyện sinh động, gần gũi để con quên đi các loại thức ăn vặt. Ví dụ không muốn sâu răng thì không nên ăn nhiều bánh kẹo ngọt; muốn tránh béo phì thì không nên uống nước ngọt có ga…


Nếu trẻ đòi vì thấy người lớn hay các anh chị lớn được phép uống nước ngọt, ăn thức ăn nhanh, mẹ hãy áp dụng quy tắc “công bằng” rằng khi lớn bằng tuổi đó, con sẽ được ăn như vậy.



Không lấy đồ ăn vặt ra để hứa hẹn



Mẹ đừng dùng “chiêu” hứa cho con ăn vặt chỉ vì muốn trẻ ngoan ngoãn thực hiện một yêu cầu nào đó. Thay vì vậy, hãy hứa cho con cùng chơi những trò con yêu thích hay vào bếp cùng mẹ để cùng chuẩn bị món ăn, nghịch những loại rau củ nhiều sắc màu. Đây cũng là cách giúp con yêu thích món ăn và dễ tiếp cận thức ăn lành mạnh hơn.



Tăng cường các món ăn lành mạnh



Mẹ nên tăng cường các món ăn nhiều dinh dưỡng hoặc các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng tốt cho trẻ. Đặc biệt, mẹ đừng quên cho trẻ uống sữa. Bởi trong sữa chứa đầy đủ các nhóm chất đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất cần thiết, phù hợp để tăng cường vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Mỗi ngày chỉ cần 2-3 ly sữa vừa cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết vừa giúp trẻ tránh xa thức ăn vặt có hại.




Cùng vào bếp chuẩn bị món ăn để khuyến khích trẻ ăn uống lành mạnh









Dutch Lady cung cấp cho trẻ đúng dinh dưỡng vào đúng giai đoạn, giúp trẻ phát triển trí não và chiều cao. Truy cập www.banthancuame.com để biết thêm thông tin về dinh dưỡng cho bé.