Khi bé bị đau bụng


Đau ở khoảng giữa phần dưới xương sườn và bẹn, hay “đau bụng” có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh bao gồm cả viêm bao tử, viêm ruột và các bệnh nhiễm trùng hệ đường tiểu.



Đau bụng cũng có thể do ói mửa gây nên và có thể đi kèm những bệnh như viêm amidan và bệnh sởi. Con bạn có thể kêu “đau bụng” nếu cảm thấy đau ốm một cách tổng quát hoặc biết mình sắp sửa bệnh, hoặc nếu cháu đau ở một nơi nào khác những không thể mô tả dễ dàng được cho bạn là ở đâu.


Nguyên do nào là cho đau bụng?


Nhiều đứa trẻ bị đau bụng trở đi trở lại, khi có điều gì làm chúng cảm thấy lo âu hoặc bất an. Miễn là chứng đau của con bạn không nghiêm trọng và chỉ kéo dài một, hai tiếng thôi, bạn không có gì phải quá lo lắng, bạn hãy cố tìm ra nguyên nhân nào làm cho cháu thắc mắc và bạn hãy trấn an cháu.


Tuy nhiên, nếu con bạn đau nghiêm trọng vài giờ, bạn không nên coi là thường. Cháu có thể viêm ruột thừa, khi mẩu ruột thừa (một ống nhỏ bít đầu, gắn vào ruôt) trở nên sứng tấy, tuy bệnh này hết sức hiếm gặp ở trẻ em dưới ba tuổi.


Từng chập đau bụng nghiêm trọng, cứ cách khoảng 15 đến 20 phút lại đau ở một em bé hay một bé chập chững biết đi, rất có thể có nghĩa là ruột bé bị tắc.


Dấu hiệu cấp cứu


- Hét lên vì đau cách khoảng 15 đến 20 phút mỗi lần và tái mặt đi khi hét.


- Đi tiêu ra phân đỏ sậm hoặc phân giống như mứt dâu.


- Bị đau bụng nghiêm trọng kéo dài quá ba giờ.


- Bị đau bụng nghiêm trọng kèm với sốt.


Tôi có thể làm được gì?


1. Bạn hãy cặp nhiệt cho bé. Nếu nhiệt độ hơi tăng, có thể là cháu bị viêm ruột thừa, đặc biệt nếu cháu đau bụng rất nhiều hoặc chứng đau có vẻ định vị ở xung quanh rốn. Bạn đừng có cho cháu uống thuốc chống đau để làm giảm cơn đau hoặc cho uống thuốc gì để làm hạ nhiệt.


2. Nếu bạn nghĩ bé có thể bị viêm ruột thừa thì bạn đừng cho cháy ăn hay uống gì cả. Còn bằng không thì cho cháu uống chút nước nếu cháy khát nhưng đừng cho bé ăn gì cả.


3. Bạn hãy trấn an bé bằng cách dành cho bé những cử chỉ ôm ấp và quan tâm đặc biệt tới cháu.


4. Nếu bạn không nghi ngờ bị viêm ruột thừa, bạn hãy đổ đầy một túi chườm nóng với nước ấm chứ đừng nóng và bọc túi chườm với một tấm khăn tắm. Bạn hãy cho con bạn nằm ôm túi chườm sát vào bụng.


Hãy kêu bác sĩ


- Phát ra bất cứ triệu chứng nào khác.


- Đau bụng lâu quá ba tiếng.


Bạn cũng nên đi thăm bác sĩ nếu bé thường xuyên bị đau bụn.


Bác sĩ có thể làm gì?


Bác sĩ sẽ khám con bạn để có tìm ra nguyên nhân chứng đau bụng. Việc chữa trị tùy thuộc vào sự chuẩn đoán của bác sĩ, nhưng đau bụng thường không cần chữa gì hết. nếu bác sĩ nghi ngờ viêm ruột thừa hay tắc ruột, bác sĩ sẽ sắp xếp cho cháu đi bệnh việc để mổ khẩn cấp.


Theo Camnangchamsocbamevatreem