Những thức ăn đầu tiên:


Không có quy định nào phải cho trẻ em ăn thức ăn rắn vào lữa tuổi nào. Thời xưa thường bắt đầu từ khi trẻ lên một. Có hai lý do khiến người ta khuyên nên bắt đầu cho ăn sớm. Trẻ dễ chấp nhận sự thay đổi khi chúng còn nhỏ và ít bướng bỉnh. Thêm nữa, trẻ lấy được từ thức ăn rắn một số yếu tố ít hoặc không có trong sữa mẹ, đặc biệt là chât sắt.


Hiện nay, các thầy thuốc khuyến cáo nên cho trẻ ăn từ 2 đến 4 tháng tuổi. Không có lý do gì để bắt đầu quá sớm. Trong ba tháng đầu trẻ lấy tất cả những gì cần thiết từ sữa mẹ và hệ tiêu hóa chưa cho phép tiêu hóa chất bột. Những thức ăn không tiêu đều bị loại bỏ khi đi ngoài.


Nếu trẻ bị dị ứng di truyền, cẩn thận khi cho ăn thức ăn ngoài sữa. Bé càng lớn thì khi ăn càng ít có khả năng bị dị ứng.


Có nên cho ăn sữa trước hay sau khi cho bé ăn thức ăn rắn không? Trẻ phàm ăn sẽ muốn uống một ít sữa trước khi ăn. Chúng tức giận nếu cho ăn thức ăn rắn trước. Chúng ngoan nếu bú bình sữa trước. Trẻ ăn ít ngon miệng hơn thì ăn thức ăn rắn trước, nếu bú thì chúng no không ăn thứ khác được nữa. Bạn nên thăm dò.


Nên dùng thìa nào? Tốt nhất nên dùng thìa nông, nhỏ cho bé ăn.


Nên bắt đầu bằng thức ăn gì? Mỗi trẻ thích một cách. Hãy làm cho con bạn làm quen với sự đa dạng.


Thứ tự không quan trọng, thường bắt đầu bằng cháo, canh rau nghiền, hay chuối.


Hãy kiên nhẫn cho bé làm quen dần dần. Bắt đầu bằng ít và tăng lên từ từ. Để trẻ nếm thức ăn cho đến khi chúng thích thú.


Chọn bột gì? Thường dùng bột riêng cho trẻ em. Chất bột ấy ngoài các thứ khác còn có sắt mà thức ăn của bé không có(cho đến khi bé ăn được lòng đỏ trứng). Bệnh thiếu máu do sắt thường xảy ra trong những năm đầu.


Lúc đầu nên nấu loáng và cho một chút muối để bé dễ ăn.


Hoa quả. Trong những tháng đầu hoa quả đều phải được nấu chín trừ chuối(chín vàng như vỏ trứng cuốc). Ngày 1 bữa, thậm chí 2 bữa nếu bé thích.


Rau. Khi bé đã quen với bột và hoa quả thì cho bé ăn rau. Dùng đậu, cà rốt, cà chua, củ cải đỏ….Không cho trẻ ăn rau khó tiêu như súp lơ, bắp cải, củ cải. Nếu không có rau dễ tiêu thì dùng tạm rau khó tiêu. Cho bé ăn hàng ngày, thêm một chút muối dễ ăn hơn.


Khi bạn thấy bé tiêu hóa được rau thì cho ăn nhiều hơn.


Trứng. Lòng đỏ trứng quan trọng vì chứa sắt. Cho bé ăn từ tháng thứ sáu để tạo ra hồng cầu(tế bào máu). Không nên dùng lòng trắng. Tăng dần lên từ từ.


Luộc trứng trong vòng 20 phút. Nghiền nát lòng đỏ ra. Trộn vào cháo.


Thường cho bé ăn lòng đỏ trứng vào tháng thứ 6, nếu đợi tháng thứ 7, 8 thì tốt hơn nếu sợ dị ứng.


Thịt. Cho ăn từ 2 đến 4 tháng tuổi. Ninh nhừ, nghiền nát.


Khi bé không chịu ăn cháo. Chỉ nên cho bé ăn mỗi ngày một bữa. Cho ăn một ít , một đầu thìa để bé làm quen dần. Cho thêm ít đường nếu bé thích. Nếu bé không ăn, ngừng 15 ngày, sau đó bắt đầu trở lại.


Giờ ăn trẻ sáu tháng. Thường cho bé ăn rau 14 h, ăn cháo 18h. Có khi cả bữa 10h, 14h, 18 h. Quy tắc là không cố định.


Cho ăn thêm khoai tây nếu bé cần từ tháng thứ sáu. Nghiền nhuyễn.


Cá. Chỉ cho bé ăn loại cá trắng không béo lắm như cá thu, cá nục, cá đuối…..Cá béo khó tiêu hơn.


Bé thích ăn bằng tay. Vào tháng thứ 7 tập cho bé cầm thìa. Bắt đầu bằng đưa cho bé bánh bích quy hoặc mẩu bánh mỳ bé tập nhai khi có răng.


Vào tháng thứ chín nghiền thức ăn cho bé để nguyên vài miếng cà rốt hay mẩu. Bé sẽ dùng tay lấy và đưa chúng vào miệng. Khoảng 15 tháng bé có những chiếc răng hàm đầu tiên. Trước đó bé không nhai nhừ được.


Tránh nôn như thế nào. Từ 7 đến 12 tháng phải tập cho bé ăn thức ăn cắt miếng. Qua một tuổi nếu bé vẫn ăn cháo hay canh nấu nhừ thì bạn sẽ gặp phải khó khăn càng lớn khi tập cho bé ăn thức ăn đặc khác.


Một số trẻ dễ bị nôn khi ăn thức ăn chưa nghiền, nhưng phần lớn là do thay đổi đột ngột thức ăn hoặc thức ăn chúng không thích. Để tập cho bé nhai kỹ thức ăn thì chú ý 2 điểm quan trọng. Sự chuyển tiếp phải từ từ. Rau phải tước nhỏ. Đừng cho bé ăn miếng quá to. Khi bé đã quen với độ đặc rồi thì nghiền thức ăn to dần lên.


Sau 1 năm nếu bé vẫn nôn khi ăn thức ăn chưa nghiền thì do người ta bắt bé ăn hoặc cho bé ăn quá nhanh.


Để bé khỏi nôn cần trải qua 3 giai đoạn. Trước hết khuyến khích bé tự ăn lấy. Sau đó làm cho bé mất đi sự e ngại về mọi thức ăn. Cuối cùng tăng từ từ độ đặc của thức ăn. Tiếp tục như thế nhiều tuần, nhiều tháng, nếu cần cho bé ăn thức ăn nghiền đến khi bé hết sợ ăn và các bữa ăn đem lại cho bé niềm vui.


Chế độ ăn cuối năm thứ nhất:


Ăn sáng: cháo, trứng(cả quả, luộc qua), bánh và sữa


Ăn trưa: rau thái to miếng, khoai tây, thịt hay cá, hoa quả và sữa.


Ăn chiều: cháo, hoa quả , sữa.


Chán cái web này copy được chữ lại mất định dạng.