Kể từ tháng 7 thai kỳ, em bé trong bụng bắt đầu chuyển động mạnh mẽ hơn. Đây cũng là thời điểm mẹ nên chú ý 4 điều dưới đây mỗi ngày vì sự an toàn của con.


Mẹ có nhớ cái cảm giác lần đầu nghe được chuyển động của em bé trong bụng? Đó là sự vui mừng hay hoảng sợ? Dĩ nhiên, tất cả các bà mẹ đều mong đó là cách em bé tương tác với mình. Thực tế, chuyển động của em bé là tín hiệu để biết rằng em bé có an toàn trong bụng hay không. Theo dõi số lần chuyển động của thai nhi là cách đơn giản để giúp mẹ nhận biết về tình trạng phát triển của em bé trong tử cung. Thông thường, thai nhi sẽ chuyển động kể từ tuần 28, tức khoảng tháng 7 thai kỳ.


Thứ nhất, chuyển động của thai nhi gì?


Thai máy là hoạt động của thai nhi trong tử cung của người mẹ, bao gồm các hành động kéo, duỗi, đá chân, cuộn mình, vặn người hoặc những chuyển động tương tự gây tác động lên thành tử cung. Mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được chuyển động này từ khoảng tuần 18 - 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, thai nhi lúc này vẫn còn nhỏ, cử động yếu ớt, nhiều mẹ còn nhầm tưởng hiện tượng sôi bụng do âm thanh của nhu động ruột tạo nên. Khi bụng của mẹ càng lớn, số lần chuyển động của thai nhi sẽ tăng lên và mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng hơn.


Thứ hai, quy luật chuyển động của thai nhi như thế nào?


Số lượng, tốc độ, tần suất,... chuyển động của thai nhi là các tiêu chí để nhận biết em bé có đang phát triển tốt hay không. Trong suốt thai kỳ, giai đoạn tuần 28 - 38, thai nhi chuyển động mạnh và cảm giác rõ ràng nhất. Thai nhi hoạt động đều đặn từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa, bắt đầu ít hơn kể từ 2 - 3 giờ chiều, tăng lên vào khoảng từ 8 - 11 giờ tối. Do vậy, các mẹ phải nắm được khoảng thời gian này để tập trung theo dõi sự chuyển động của thai nhi mỗi ngày kể từ tháng 7 thai kỳ. Bắt đầu từ việc theo dõi số lượng chuyển động vào các thời điểm trên, tần suất chuyển động trong ngày. Từ đó, mẹ sẽ đưa ra các đánh giá chung về các tiêu chí để theo dõi mỗi ngày về sau.


Thứ ba, theo dõi chuyển động của thai nhi như thế nào?


Theo chia sẻ từ nhiều mẹ, có vẻ như thai nhi đang chuyển động trong tử cung như duỗi chân, đạp chân là cách con giao tiếp với mẹ khi con cảm giác buồn chán hoặc không được vui trong căn phòng đó.


Khi bé chuyển động, mẹ thử ngồi trên ghế hoặc nằm trên giường và nhẹ nhàng đặt tay trên thành bụng để cảm nhận hoạt động của con. Vào mỗi buổi trong ngày (sáng, trưa, chiều hoặc tối), mẹ thử giữ tay cố định một chỗ trên thành bụng trong khoảng 1 giờ. Nếu như trong 1 giờ, con chuyển động ít hơn 3 cái, đây có thể là tín hiệu bất thường. Hoặc mẹ có thể tăng số thời gian theo dõi trong ngày. Nếu trong tổng 12 giờ theo dõi, em bé chuyển động khoảng 30 lần cho thấy thai nhi vẫn đang phát triển tốt. Ngược lại, nếu ít hơn 20 lần, khả năng thai nhi đang gặp bất trắc, đó có thể là dấu hiệu con bị thiếu oxy. Lúc này, mẹ nên đến viện kiểm tra để kịp thời xử lý nếu có bất thường xảy ra.


Thứ tư, các vấn đề cần chú ý


1. Khi nhận thấy thai nhi ít chuyển động, mẹ nên giữ bình tĩnh, tránh lo lắng quá mức. Nếu mẹ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, thai nhi cũng chán nản mà cử động ít hơn. Đồng thời, thai nhi có thể chuyển động nhiều hơn sau bữa ăn. Quá trình đếm số lần chuyển động của thai nhi có thể bị gián đoạn trong nhiều giờ. Vì vậy mẹ nên dùng quyển số để ghi lại theo dõi.


2. Chuyển động của thai nhi không phải là cú đạp hoặc đá một lần mà thai nhi có thể chuyển động liên tục. Chuyển động của con trong 5 phút chỉ có thể được tính 1 lần, nếu trong 5 phút này. Sự chuyển động có gián đoạn thì những chuyển động tiếp theo mới được tính thành số lần thứ 2. Do vậy, mẹ phải thật sự nghiêm túc trong việc theo dõi chuyển động của thai nhi bởi vì đôi khi em bé rất nghịch ngợm.


Trong suốt quá trình mang thai, việc làm thế nào để nhận biết tình trạng bào thai trong bụng không hề đơn giản. Khi thai nhi càng lớn, nguy cơ đối mắt với rủi ro càng cao. Trong khi, mẹ chẳng thể nào đến viện để kiểm tra mỗi ngày, theo dõi số lần chuyển động của thai nhi là cách đơn giản nhất giúp mẹ biết được tình trạng của bé. Mẹ nên tập trung vào một vài thời điểm trong ngày để dễ dàng theo dõi. Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, mẹ phải đến viện để kiểm tra ngay nhé.