Mới đây, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM đã thông tin cơ bản về kỳ thi vào lớp 10 năm học 2020-2021.

Theo đó, kỳ thi vào lớp 10 năm học 2020-2021 dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 2 ngày 16 và ngày 17-6. 

Để đủ điều kiện xét tuyển vào lớp 10 công lập, các em học sinh lớp 9 năm nay sẽ phải thi 3 môn ngữ văn, toán và ngoại ngữ. Nếu học sinh nào đăng ký vào lớp 10 chuyên thì phải thi thêm môn chuyên. Cũng như năm vừa rồi, điểm trúng tuyển sẽ tính như sau: điểm ngữ văn và toán nhân hệ số 2, ngoại ngữ hệ số 1.

Thời gian làm bài với 2 môn toán và ngữ văn là 120 phút, ngoại ngữ là 60 phút. 

Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết định hướng đề thi, cấu trúc và nội dung vẫn không đổi so với các năm trước.

Môn toán kiến thức cơ bản chiếm 5.5 điểm, phần còn lại là các bài toán thực tế.

hình ảnhNguồn ảnh: vtv

Môn ngữ văn gồm 3 phần: Đọc hiểu (3 điểm), Nghị luận xã hội (3 điểm) và 4 điểm còn lại dành cho phần Nghị luận văn học.

Ở môn ngoại ngữ, ngữ pháp chiếm khoảng 30 - 40% đề thi. Đề thi cũng tăng cường theo hướng ứng dụng ngoại ngữ trong các tình huống thực tế đời sống, tăng cường từ vựng, ngữ nghĩa của câu. 

hình ảnhNguồn ảnh: sggp

Như vậy, kỳ thi vào lớp 10 năm nay được tổ chức sớm hơn 1 tháng so với kỳ thi vào lớp 10 năm học vừa rồi. 

Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thời gian học của các em học sinh lớp 9 niên khóa 2019-2020 liên tục bị gián đoạn, phải kết hợp cả học trên lớp lẫn trực tuyến mới có thể kết thúc chương trình theo khung kế hoạch thời gian năm học đã lùi lại hơn 1 tháng.

Có thể nói, năm học vừa rồi là một năm học đầy cam go và thử thách với các em học sinh cuối cấp. May mắn là ở năm học này, dịch bệnh đã tạm thời được khống chế nên việc học của các em tương đối ổn định.

Về việc môn ngữ văn và toán nhân hệ số 2, anh văn vẫn nhân hệ số 1 như thông lệ từ trước đến giờ, có ý kiến cho rằng tại sao phải nhân hệ số 2 môn toán và ngữ văn? Trong khi theo Thông tư 26 của Bộ GD-ĐT, từ 11-10, ngoại ngữ đã trở thành 1 trong 3 môn chính dùng để đánh giá, xếp loại học sinh giỏi cho học sinh THCS và THPT.

Cụ thể, học sinh được xếp loại học lực giỏi với điều kiện điểm trung bình các môn học từ 8.0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ từ 8.0 trở lên (trong khi trước đây 1 trong 2 môn toán, ngữ văn từ 8.0 trở lên); Học sinh không có môn học nào điểm trung bình dưới 6.5.

hình ảnh

Từ năm học 2019 trở về trước, môn ngoại ngữ được cho là phụ nên việc nhân 2 điểm thi môn toán và ngữ văn không có gì phải thắc mắc. Nhưng từ năm học này, môn ngoại ngữ đã trở thành môn chính thì cách tính điểm thi như cũ có còn hợp lý hay không?