Đó là những vấn đề các bậc cha mẹ lo ngại nhất khi trẻ bị ngã khỏi ghế, hay đang chạy bị va vào góc bàn, thậm chí là bị bạn xô ngã. Sẽ chẳng có gì đáng lo ngại nếu trẻ chỉ bị trầy xướt ở tay chân. Nhưng sẽ rất đáng lo ngại nếu trẻ bị ngã đập đầu.


webtretho



Đôi khi đứa trẻ khóc và la hét. Đôi khi, trẻ chẳng biểu hiện gì cả, trên đầu nổi lên cục u lớn, thậm chí một số trẻ bị mất ý thức chỉ trong một thời gian ngắn sau khi bị đập đầu. Đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo, đôi khi chúng không có biểu hiện gì rõ ràng khiến cha mẹ càng lo lắng hơn.



Cha mẹ cần theo dõi trẻ sau khi chúng bị ngã



Trên thực tế, tất cả các chấn thương ở đầu được gọi là "chấn thương sọ não". Có rất nhiều loại chấn thương não bộ, thường bị xem nhẹ nhưng lại có thể đe dọa đến tính mạng trẻ.



Những tình huống cha mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức?



1. Rối loạn ý thức, hoặc mất ý thức;



2. Bị co giật, y học gọi là động kinh và dân gian thường gọi là “giật kinh phong”;



3. Tét đầu chảy máu;



4. U đầu, đó là do bị tụ máu dưới da.



Trong ba trường hợp trên, tin rằng các bậc cha mẹ sẽ không ngần ngại đưa con đến bệnh viện khẩn cấp. Trường hợp cuối cùng là điểm mấu chốt. Nếu trẻ nhanh chóng bình tĩnh lại sau khi khóc, thì nó hầu như lúc nào cũng là câu hỏi chẩn đoán dành cho bệnh nhân.



Những tình huống cần phải đến bệnh viện?



Bác sĩ hướng dẫn cách dễ nhất cha mẹ có thể thực hiện: Quan sát trạng thái tinh thần và chế độ ăn uống của trẻ?



Có nghĩa là nếu tinh thần trẻ vẫn bình thường và trẻ cũng ăn uống bình thường thì vấn đề không đáng quan tâm.



Nếu trẻ trở nên trầm cảm, hay buồn ngủ, nói lắp và nôn mửa thường xuyên, cha mẹ cần lập tức đưa con đến bệnh viện để có thể kịp thời cứu chữa.



Theo dõi trong bao lâu?



Thường là trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Xuất huyết nội sọ do bị chấn thương sọ não thường xảy ra trong vòng 6 tiếng đồng hồ sau khi bị chấn thương. Rất ít trường hợp xảy ra sau 24 tiếng.



Kiểm tra tại bệnh viện bằng cách nào?



Ngoài đánh giá chuyên môn của bác sĩ thì chụp phim CT là đủ. Tất nhiên, chụp CT sẽ gây ra một lượng phóng xạ nhất định và trẻ em không nên chụp quá nhiều. Nếu trẻ ăn uống và tinh thần bình thường thì không nhất thiết phải chụp. Để yên tâm, cha mẹ có thể để con ở lại bệnh viện để tiện theo dõi, từ 6-24 tiếng. Khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra, các bác sĩ sẽ kiểm tra và điều trị ngay lập tức, tận dụng thời gian điều trị cho trẻ tốt hơn.



Cuối cùng, đập đầu phần phía sau đáng lo ngại hơn ở trước trán!



Phía trước hộp sọ được bảo vệ bởi khoang mặt và xoang. Mặc dù nhìn thấy khuôn mặt trẻ bị sưng, nhưng lại ít tổn thương đến não.



Hãy nói về những vấn đề cha mẹ thường quan tâm về u đầu. Nó có nghiêm trọng không? Làm thể nào để xử lý nó? Nó sẽ tự mất đi hay sao? Nó có ảnh hưởng gì đến ngoại hình của trẻ không?



Cục u trên được gọi là "khối máu tụ dưới da đầu". Nói một cách đơn giản, các mạch máu nhỏ bên dưới da đầu bị vỡ khi va chạm và gây tụ máu. Tùy vào mức độ, cơ chế gây ra khối máu tụ sẽ có các giải pháp điều trị tương ứng khác nhau.



Trẻ bị va đập u đầu? Cách sơ cứu gây sai lầm lớn!



Đây là những cách xử lý tình huống thường thấy của cha mẹ khi xảy ra tai nạn, như hỏi con "Con có đau không?", "nhanh lên hãy cho con nằm xuống nghỉ ngơi" và"nó sẽ không còn đau nếu con không để ý đến nó nữa"...



Cách xử lý tình huống như vậy hoàn toàn sai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu sau khi xảy ra chấn thương. Như vậy, không những không giúp làm giảm cơn đau, thậm chí còn làm tình trạng tụ máu nặng thêm. Ban đầu chỉ là khối tụ máu nhỏ nhưng sau đó bị cứng lại tạo thành khối máu tụ lớn. Do đó, nếu không biết cách sơ cứu thì từ một vấn đề nhỏ sẽ trở thành một vấn đề lớn, nghiêm trọng hơn nhiều lần.



Nói cách khác, nếu con trẻ bị thương ở bất cứ đâu trên cơ thể, ‘xoa bóp, uốn nắn’ sẽ không có tác dụng gì. Điều quan trọng nhất trong giai đoạn đầu là cố định và bảo vệ. Đứa trẻ ngã xuống và bị thương ở chân, chỉ là nứt xương nhưng không ít trường hợp chính cha mẹ đã làm gãy luôn xương, khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.



Sơ cứu ở nhà như thế nào?



Đầu tiên là chườm lạnh và chườm nóng sau 24 tiến. Chườm lạnh sớm có thể giúp cầm máu, ngăn ngừa khối máu tụ phát triển và giảm phù nề mô. Việc chườm nóng sẽ thúc đẩy lưu thông máu và làm tan khối máu tụ.



Cha mẹ cần làm gì nếu cục u do máu tụ dưới da đầu không xẹp xuống?



Đây là một vấn đề khác mà cha mẹ rất quan tâm. Thật vậy, hầu hết các cục u nhỏ do máu tụ dưới da đầu sẽ tự nhiên xẹp dần sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu khối máu tụ không tự mất đi do còn dịch lỏng bên trong, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành thủ thuật dùng ống tiêm chọc thủng và rút dịch lỏng ra và băng vết thương lại. Sau khoảng từ 3 đến 5 ngày, vết thương là lành lại.



Ngoài ra, có không ít trường hợp khối máu tụ cứng ngắt như xương. Nếu vậy thì cần phải phẫu thuật để loại bỏ khối máu tụ đó. Thủ thuật này tương đối phức tạp, do trẻ cần phải bị gây mê toàn thân và nằm lại bệnh viện để theo dõi ít nhất một tuần. Cục u bị vôi hóa không chỉ gây mất thẩm mỹ mà nó còn ảnh đến sự phát triển tinh thần của trẻ.



Phải nói rằng, mặc dù cha mẹ và giáo viên có cẩn thận như thế nào đi chăng nữa thì việc trẻ bị té ngã là điều không thể tránh được. Do đó, hãy để trẻ vui chơi, chảy nhảy thoải mái và điều chúng ta cần là tìm hiểu thêm về các kiến thức y tế cần thiết để có thể xử lý thật tốt khi có bất trắc xảy ra với con.



* Tôi hy vọng nội dung trên hữu ích cho mọi người!