Mỗi đứa trẻ sinh ra đều là một thiên thần

Vậy nhưng lý do gì một người cha trong lúc đang ăn tối lại dùng chính cây đũa mình đang ăn để răn đe con mình, thành án mạng bố hại con vì bỏ thi giữa kỳ gây chấn động tất cả những người xung quanh họ, những người biết và không biết họ.

hình ảnh

Ảnh chụp màn hình báo Pháp Luật Việt Nam

Một thiếu niên 15 tuổi mất mẹ, trong mắt bạn bè là người vô cùng đáng mến. Một ông bố được đánh giá là yêu thương con cái, vì sao lại nên nỗi, có phải chăng là do rượu?

Sĩ diện, thể hiện của cha mẹ đã biến mỗi kỳ kì thi lớn nhỏ của trẻ đều trở thành áp lực lớn cho cả gia đình. Đã gần 1 tuần trôi qua nhưng sự việc vẫn gây nên sự xót xa trong cộng đồng mạng. Theo đại diện Ban giám hiệu trường THCS Chu Văn An (Hải Phòng), sáng 23/03, nhà trường nhận được thông tin từ người cô của cháu Nguyễn Hùng Anh K. là cháu bị cảm, mất. Anh K. sớm mồ côi mẹ, sống một mình tại ngôi nhà cạnh nhà bố đẻ là anh Cường.

hình ảnh

Khu vực xảy ra vụ việc (Nguồn VTC)

Ngày 24/3, Công an thành phố Hải Phòng cho biết đang tạm giữ Nguyễn Hùng C. (SN 1982) để điều tra vì đã gây ra cái ch.ết cho con trai mình là cháu K. Bố cháu đã đến Công an quận Ngô Quyền đầu thú, khai nhận đã gây ra cái chết của con trai là cháu N.H.A.K (sinh năm 2006).

Sự việc xảy ra như sau: Khoảng 19h40 ngày 22/3, trong lúc ăn cơm cùng K, người cha hỏi chuyện học hành của con và biết sáng cùng ngày, K. bỏ thi giữa kỳ. Tức giận, anh dùng đũa đánh K, đũa chọc đúng vào chỗ hiểm vùng ngực K.

Thấy K bị thương, người cha hốt hoảng cùng gia đình đưa con đi bệnh viện Việt-Tiệp cấp cứu. Đến 7h30 ngày 23/3, thấy không cứu chữa được, bệnh viện trả bệnh nhi về để gia đình lo hậu sự.

Tạ Cơ quan điều tra, anh C. hối hận, gục mặt xuống bàn khóc với những giọt nước mắt đầy ân hận vì nhỡ tay gây nên cái chết oan uổng cho con mình.

"Đây là bài học đắt giá và là lời cảnh tỉnh các bậc phụ huynh cần biết kiềm chế sự nóng giận, tránh dùng bạo lực dạy dỗ con cái, kẻo có ngày gây ra bi kịch gia đình như C.", Công an TP Hải Phòng khuyến cáo.

Trước sự việc cha hại con vì bỏ thi giữa kỳ, nhiều ý kiến của cộng đồng mạng có phần thông cảm cho người cha của đứa con trai đang tuổi ẩm ương:

Cũng là bài học rút kinh nghiệm cho bậc làm cha làm mẹ. Thực ra trong câu chuyện này cũng khó nói. Ở trong hoàn cảnh người ta mới hiểu được. Ai chẳng muốn nuôi dạy con lên người. Nhưng phải đứa ương bướng nghịch ngợm. Bố nóng con láo, không làm chủ được mình. Đừng trách hay chửi rủa người cha. Người ta còn đau gấp nghìn lần mình.

Thật lạ là trang cá nhân của cháu lại không hề dính dáng liên quan đến người nhà. Các bạn của cháu đều tỏ ra thương xót và để ảnh đại diện màu đen. Chắc cháu cũng đến tuổi muốn tự khẳng định mình. Thực hư chưa rõ thế nào nhưng trong lúc buồn bã, ruột thịt mình mất mà có người vẫn có tâm trạng up status, bán hàng phà phà thì đủ biết khi còn sống cháu tủi thân như thế nào.

hình ảnh

Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Chẳng bố mẹ nào muốn gi.ết con mình cả, chỉ vì một phút nóng giận không kiểm soát dược hành vi của mình mà bây giờ họ đã phải ân hận cả cuộc đời, người ta đau xót lắm chứ. Giờ cháu mất rồi hãy để cho cháu yên giấc ngàn thu mọi người đừng bới móc chuyện để bàn tán nữa.

Trong hoàn cảnh này vừa thương người con vừa thương ông bố người mất thì mất hết tương lai. Còn người sống thì lại phải vướng vào vòng lao lý rồi còn dằn vặt lương tâm nữa khổ quá khổ.

Tội nghiệp cháu bé đã sớm mất mẹ, bố lại quá nóng nảy. 

hình ảnh

Cũng vì con bỏ thi giữa kỳ học nên người làm cha muốn con mình học hành khôn lớn mới giận quá mất khôn. Anh ấy cũng vì một phút nóng giận mà dẫn đến hậu quả đáng tiếc này.

Ông bố này phải đối diện với “Tòa án lương tâm”. Cái đau khổ nhất mà người bố này phải chịu là tự tay gi.ết chết con mình.

Nguyên nhân dẫn đến sự việc sẽ được điều tra, làm rõ, song, nhiều ý kiến cho rằng, trong đó xuất phát từ sự kỳ vọng quá lớn của người cha vào việc học hành của con cái dẫn đến tự tạo áp lực cho mình. Đồng thời sử dụng phương pháp dạy dỗ con cái bạo lực dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Ai cũng mong con học hành đến nơi đến chốn, thậm chí đặt rất nhiều kỳ vọng vào việc học hành của con cái. Khi con cái học hành chểnh mảng, bỏ kỳ thi giữa kỳ năm cuối cấp rất quan trọng nên đã người cha nảy sinh sự bực tức, thất vọng, cộng thêm men rượu đã gây ra sự việc đau lòng.

Em Nguyễn Hùng Anh K. đang ở giai đoạn năm học cuối cấp 2, phải đối diện với nhiều kỳ thi quan trọng nhưng bỏ thi mà bố không hề hay biết. Trên trang cá nhân của mình, cậu bé thể hiện mình là người vui tính, được bạn bé quý mến. Nhưng em hiếm khi nhắc đến gia đình cũng như tương tác với những người thân trong gia đình. Dường như bạn bè là những người thân thiết để em bày tỏ con người thật của mình. Em cũng đang trong độ tuổi thể hiện cá tính nên đôi khi vùng lên, những chuyện bức bối trong lòng cứ thế vỡ ra. Người làm cha vừa sốt ruột vừa lo lắng, đã gây ra án mạng đau lòng. Khi lấy đi mạng sống của con mình vì bỏ thi giữa kỳ, bản án lương tâm sẽ theo người cha này đến hết cả cuộc đời dù bản án pháp luật có thế nào đi nữa. Vụ việc xảy ra rất đau xót trong quan hệ gia đình khi người cha dạy dỗ con đã thiếu kiềm chế, dẫn tới những hậu quả tiêu cực khiến cả quãng đời còn lại chỉ biết đau xót và ăn năn.

hình ảnh

Trên trang cá nhân của mình, cậu bé thể hiện mình là người vui tính, được bạn bè quý mến

Một trong những định kiến ​​phổ biến của tuổi vị thành niên là nổi loạn, liên tục mâu thuẫn với cha và mẹ. Mặc dù nó có thể là trường hợp của một số trẻ em và đây là khoảng thời gian thăng trầm về cảm xúc, nhưng khuôn mẫu đó chắc chắn không phải là đại diện cho hầu hết thanh thiếu niên.

Nhưng mục tiêu chính của những năm thiếu niên là đạt được sự độc lập. Để làm được điều này, trẻ phải bắt đầu rời xa cha mẹ của mình. Điều này có thể tạo cảm giác như trẻ luôn mâu thuẫn với cha mẹ hoặc không muốn ở bên cạnh họ như trước đây.

Khi con trưởng thành, chúng bắt đầu suy nghĩ trừu tượng và lý trí hơn. Chúng đang hình thành quy tắc đạo đức của họ. Dưới đây là một số mẹo để cha mẹ có thể vượt qua khủng hoảng này:

1. Tự giáo dục bản thân

Đọc sách về thanh thiếu niên. Hãy nghĩ lại những năm tháng tuổi teen của chính bạn. Hãy nhớ lại cuộc đấu tranh của bạn với mụn trứng cá hoặc sự bối rối của bạn khi phát triển sớm - hoặc muộn. Cha mẹ biết điều gì sắp xảy ra có thể đối phó với nó tốt hơn. Và bạn càng biết nhiều, bạn càng có thể chuẩn bị tốt hơn.

2. Nói chuyện với trẻ sớm và thường xuyên

Bắt đầu nói về kinh nguyệt sau khi chúng đã bắt đầu là bắt đầu quá muộn. Trả lời những câu hỏi ban đầu của trẻ về cơ thể, chẳng hạn như sự khác biệt giữa bé trai và bé gái và trẻ sơ sinh đến từ đâu. Nhưng đừng làm trẻ quá tải thông tin. Nếu bạn không biết câu trả lời, hãy tìm câu trả lời từ ai đó, chẳng hạn như một người bạn đáng tin cậy hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn.

3. Đặt mình vào vị trí của con

Thực hành sự đồng cảm bằng cách giúp con bạn hiểu rằng việc lo lắng hoặc tự ý thức một chút là điều bình thường và rằng việc trưởng thành trong một phút và giống như một đứa trẻ là điều bình thường.

4. Thảo luận thay vì áp đặt

Nếu con muốn nhuộm tóc, sơn móng tay màu đen hoặc mặc quần áo sặc sỡ, hãy suy nghĩ kỹ trước khi phản đối. Hỏi lý do tại sao con bạn muốn ăn mặc như vậy cố gắng hiểu cảm giác của con bạn. Bạn cũng có thể muốn thảo luận về cách người khác có thể nhìn nhận con nếu con trông khác biệt - hãy giúp trẻ hiểu cách nhìn nhận của chúng.

hình ảnh

Ngủ thật ngon con nhé, rồi con sẽ được gặp mẹ con ở đó. Hai mẹ con sẽ được ở bên cạnh nhau, mẹ sẽ che chở cho con, đời người nó khắc nghiệt lắm con à. Những lời nhắn gửi của người thân đến bé Anh K. thật nghẹn ngào.

5. Biết các dấu hiệu cảnh báo

Một số lượng thay đổi nhất định là bình thường trong những năm thiếu niên. Nhưng sự thay đổi tính cách hoặc hành vi quá quyết liệt hoặc kéo dài có thể báo hiệu rắc rối thực sự - loại cần sự trợ giúp của chuyên gia. Để ý những dấu hiệu cảnh báo sau ở trẻ:

- Tăng hoặc giảm cân quá mức


- Thay đổi đột ngột về bạn bè


- Trốn học thường xuyên


- Tụt hạng


- Nói chuyện hoặc thậm chí nói đùa về việc tự hại mình

Bất kỳ hành vi không phù hợp nào khác kéo dài hơn 6 tuần cũng có thể là dấu hiệu của rắc rối tiềm ẩn. 

6. Tôn trọng quyền riêng tư của con

Có thể hiểu được, một số bậc cha mẹ đã rất khó khăn với vấn đề này. Họ có thể cảm thấy rằng bất cứ điều gì con họ làm là việc của họ. Nhưng để giúp con bạn trưởng thành, hãy cho chúng quyền riêng tư. Tất nhiên, vì lý do an toàn, bạn nên luôn biết con sẽ đi đâu, khi nào về nhà, con đang làm gì và với ai, nhưng không cần biết mọi chi tiết.

7. Theo dõi những gì trẻ xem và đọc

Chương trình truyền hình, tạp chí và sách, Internet - trẻ em có thể truy cập vào rất nhiều thông tin. Hãy nhận biết những gì bạn xem và đọc. Đừng ngại đặt giới hạn về lượng thời gian ngồi trước máy tính hoặc ti vi.