Khi còn trong bụng mẹ, có rất nhiều điều khiến thai nhi sợ hãi, suốt 9 tháng thai kỳ, đây là những điều thai nhi sợ nhất mà mẹ nên tránh, để không gây hại cho con.


webtretho


Tháng thứ nhất: Thai nhi sợ nhiệt độ



Tháng đầu tiên của thai kỳ là sau khi trứng gặp tinh trùng. Trứng đã thụ tinh rất sợ nhiệt độ cao. Lúc này, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu hình thành. Mẹ bầu cần tránh xa những môi trường nhiệt độ cao. Tuyệt đối không tắm nước nóng hay đến phòng xông hơi vì có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh thai nhi. Giai đoạn này mẹ cũng nên chú trọng vấn đề sức khỏe, tăng cường miễn dịch để cơ thể không bị bệnh, nếu mẹ bị cảm sốt, thai nhi cũng dễ gặp nguy hiểm.


webtretho


Tháng thứ hai: Thai nhi sợ thuốc



Ở giai đoạn thai kỳ tháng thứ hai, phôi thai lúc này đã trở thành thai nhi tiếp tục phát triển. Lúc này, một số mẹ sẽ cảm thấy đau lưng, mệt mỏi, chán ăn… Nếu mẹ uống thuốc trong giai đoạn này, có thể dẫn đến dị tật bào thai, các cơ quan thai nhi phát triển bất thường, thậm chí sẩy thai.


Tháng thứ ba: Thai nhi sợ thuốc lá và rượu



Vào tháng thứ ba của thai kỳ, thai nhi đã có nhịp tim thai. Lúc này, em bé cũng tăng trưởng mạnh. Nếu mẹ bầu uống rượu, thai nhi có thể bị chậm phát triển, hệ thần kinh bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, tổn thương não nặng nề. Nếu mẹ hút thuốc lá, có nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh nhẹ cân…


Tháng thứ tư: Thai nhi sợ tiếng ồn



Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, thính giác thai nhi đã hình thành, con có thể nghe được nhịp tim của mẹ và cả những âm thanh bên ngoài bụng mẹ. Lúc này, mẹ nên tránh xa môi trường ồn ào đông đúc.


webtretho


Tháng thứ năm: Thai nhi sợ thiếu hụt dinh dưỡng



Vào tháng thứ 5 của thai kỳ, thai nhi sợ nhất là bị suy dinh dưỡng khi một số mẹ lười ăn, ăn kiêng vì sợ tăng cân quá nhiều khiến cho lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể không đủ. Việc thai nhi thiếu hụt một số dưỡng chất có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực thai nhi.


Tháng thứ sáu: Thai nhi sợ bức xạ



Vào tháng thứ sáu thai kỳ, về cơ bản, các đặc điểm trên khuôn mặt thai nhi đã được hình thành. Con cũng đã bắt đầu có phản ứng với âm thanh bên ngoài bụng mẹ. Mẹ chú ý tránh tiếp xúc với bức xạ vì có thể gây sẩy thai, sinh non, khiến thai nhi chậm phát triển trí tuệ…


Tháng thứ bảy: Thai nhi sợ mẹ căng thẳng



Bước vào tháng thứ bảy, con thường xuyên chuyển động, cử động tay chân, đá vào bụng mẹ… Thai nhi cũng đã có thể mở mắt trong một khoảng thời gian ngắn. Bé sợ nhất là khi mẹ căng thẳng, áp lực, tâm trạng không tốt. Mẹ bầu căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con trong bụng, trẻ không chỉ chậm phát triển thể chất, trí tuệ mà khi ra đời còn có nguy cơ bị tự kỷ, tăng động...


webtretho


Tháng thứ 8: Thai nhi sợ mẹ làm việc quá sức



Vào tháng thứ 8 thai kỳ, lúc này não thai nhi phát triển rất nhanh, các cơ quan trong cơ thể đã trưởng thành, đã gần đến ngày sinh, thai nhi sợ nhất khi mẹ làm việc quá sức. Mẹ có thể thư giãn, nghỉ ngơi nhiều hơn, vận động nhẹ nhàng và tránh những công việc nặng nề kẻo ảnh hưởng đến con.


Tháng thứ 9: Thai nhi sợ mẹ lo lắng, bất an



Khi thai kỳ bước vào tháng thứ 9, đã gần đến ngày sinh, nhiều mẹ bầu có tâm trạng bất an lo lắng, điều này ảnh hưởng đến con rất nhiều, có thể khiến con ra đời sớm hơn ngày dự sinh. Mẹ không nên lo lắng mà cần thư giãn và chuẩn bị mọi thứ tốt nhất để đón con chào đời.