Sinh ra đến khi biết bập bẹ, bé sẽ bắt đầu biết đi và chạy, rồi trải qua từng bước, từng bước một, bé lớn lên và bộc lộ tài năng của mình. Nhưng suốt giai đoạn này, bé đã bộc lộ những dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh.


Không phải tất cả các bé đều giống hệt nhau. Những đứa trẻ sẽ có những cách bộc lộ và thể hiện tài năng khác nhau. Một số bé sẽ bắt đầu sợ hãi khi phát hiện ra rằng mình thật khác biệt. Chúng sợ bất kỳ vấn đề nào đó khác biệt so với các bạn khác cùng lứa và cả cha mẹ cũng hoang mang vì điều này. Tuy nhiên, không nên lo lắng. Một số em bé thật sự đặc biệt và chúng có chỉ số IQ vượt trội hơn thông qua những tín hiệu khác biệt.


webtretho


Thứ nhất: Sớm nhìn mẹ và tươi cười


Ngay sau khi sinh, bé thường ngẩng mặt lên tìm kiếm gương mặt mẹ và nở một nụ cười, sau đó trở về trạng thái ban đầu và thỉnh thoảng cười khi ngủ. Nếu thấy con có dấu hiệu này hãy lấy làm mừng mẹ nhé! Các chuyên gia cho rằng "Đó là cách trẻ học mọi thứ, cười nhiều có nghĩa là trẻ ham học hỏi, trẻ thông minh”. Tuy nhiên đừng suy luận ngược lại rằng trẻ khóc quá nhiều sẽ không đủ thông minh nhé vì trí thông minh của trẻ nhỏ còn là một quá trình học tập không ngừng.


Thứ hai: Cảnh giác cao độ


Sự cảnh giác cao độ được phản ánh trong năng lực phản ứng với âm thanh và thái độ phản ứng đối với người lạ. Khi có một tiếng động nhỏ xung quanh, đứa bé đang ngủ đột nhiên vươn cánh tay nhỏ ra và mở mắt to. Đó là một biểu hiện của sự cảnh giác cao độ. Hoặc khi có những người lạ tiếp xúc với bé, đụng chạm vào da bé, đứa bé sẽ khóc ré lên cho đến khi được về vòng tay an toàn của mẹ. Đó cũng là một dấu hiệu của sự cảnh giác. Sự cảnh giác này càng cao, bé càng thông minh.


Thứ ba: Tạo ra một số thiệt hại nhỏ


Có một số cứ thích gây ra một số thiệt hại nho nhỏ. Những bức tường trắng bị vẽ bẩn. Những chiếc xe đồ chơi vừa mới mua bị bong nát, sứt mẻ. Những tờ giấy bị xé nát khắp nơi. Và mẹ thậm chí còn phàn nàn rằng con mình quá nghịch ngợm, bắt đầu lo sợ con lớn lên sẽ không biết ra sao. Mẹ ơi, chớ có lo lắng quá nhé. Con chỉ là một đứa trẻ thông minh hơn những đứa trẻ khác mà thôi.


Thứ tư: Kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ


Nhìn chung, mọi đứa trẻ sẽ bắt đầu biết nói sau 1 tuổi. Trong một số trường hợp, đứa trẻ biết nói và học giao tiếp sớm hơn lứa tuổi này. Đó là một trong những dấu hiệu quan trọng để đánh giá mức độ thông minh của một đứa trẻ vì chỉ khi IQ cao, đứa trẻ mới có thể sớm giao tiếp tốt đến vậy. Tuy vậy, không phải trẻ chậm nói, giao tiếp kém sẽ không thông minh. Vẫn có những đứa trẻ mang Hội chứng Einstein. Cụm từ này dùng để chỉ những trường hợp đặc biệt, trẻ chậm nói nhưng rất thông minh.


Thứ năm: Luôn luôn nói không ngừng nghỉ


Những đứa trẻ cứ bi ba bi bô suốt ngày, nói chuyện trên trời dưới đất và hỏi đủ thứ trên đời, đó là những đứa trẻ theo mẹ là phiền phức. Thế nhưng với những nhà nghiên cứu về hành vi trẻ nhỏ thì đó là dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh hơn người. Tư duy sắc sắc giúp đứa trẻ lập luận tốt và nó được biểu hiện bằng ngôn ngữ, sự biểu đạt bằng ngôn từ. Cũng chính điều này sẽ giúp cải thiện tài năng ngôn ngữ, giúp bé trở thành bậc thầy về giao tiếp.


Thứ sáu: Sự tò mò dữ dội


Trẻ con nào cũng rất tò mò. Khi nhìn thấy bất cứ điều gì, chúng đều tò mò, mân mê để tìm hiểu xem bản chất thật sự. Nhưng những đứa trẻ thông minh, khi tò mò sẽ tìm tới cùng câu trả lời cho chính mình. Nếu con có dấu hiệu này, mẹ nên đặc biệt lưu ý để giúp con định hướng tư duy vì trẻ rất thông minh đấy!


Thứ bảy: Thích gặm tay


Một số bà mẹ lo lắng khi thấy con gặm tay vì vi khuẩn sẽ theo đó vào khoang miệng và xâm nhập vào cơ thể. Trên thực tế, loại hành vi này rất bình thường khi mỗi đứa trẻ lên ba tuổi. Thực tế, những đứa trẻ sẽ lớn lên từng ngày. Chúng quan tâm đến tay chân của mình, đặc biệt là đôi bàn tay nhỏ. Tất nhiên sẽ không thể tránh khỏi việc trẻ đút nguyên bàn tay vào miệng, mút nó và măm măm nó như một món ăn trót bị nghiện. Mẹ chỉ cần nhớ làm sạch tay của bé sau mỗi lần gặm và giữ cho bàn tay nhỏ sạch sẽ là được nhé.