VIÊM DA CƠ ĐỊA: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Viêm da cơ địa (chàm, tổ đỉa, á sừng…) là một viêm da mạn tính phổ biến với cả trẻ em và người lớn, ảnh hưởng rất nhiều đên chất lượng cuộc sống của người bệnh và phụ huynh của những em bé viêm da cơ địa. Tuy nhiên, trong quá trình tôi khám chữa bệnh cho bệnh nhân…vẫn còn rất nhiều bệnh nhân vẫn chưa năm được kiến thức cơ bản về viêm da cơ đia. 

hình ảnh

Viêm da cơ địa là bệnh da thường gặp đặc trưng bởi tình trạng viêm da mạn tính, hay tái phát, da khô và ngứa. Bệnh phát triển do tổn thương hàng rào bảo vệ da, rối loạn đáp ứng miễn dịch và các yếu tố môi trường. 

Biểu hiện của bệnh khá đa dạng, tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn tiến triển của viêm da cơ địa. Chúng ta có thể thấy một hình ảnh khá điển hình của các em bé bị viêm da cơ địa với 2 má có các tổn thương mụn nước thành đám trên nền da đỏ, chảy dịch hay tình trạng da dày sừng, nứt, chảy máu do gãi nhiều ở người lớn. Chẩn đoán viêm da cơ địa sẽ được các bác sĩ có chuyên môn về da liễu  khám, xét nghiệm…đưa ra để từ đó có hướng điều trị phù hợp. 

Viêm da  cơ địa thường gặp ở trẻ em, tiến triển của bệnh có tới 95% trẻ ổn định sau 2 tuổi, 5% còn lại chuyển thành viêm da cơ địa ở trẻ lớn. Biến chứng với viêm da cơ địa bao gồm bội nhiễm vi khuẩn, vi rút, nấm trên nền tổn thương khiến cho người bệnh càng trở nên khó kiểm soát việc cào gãi, tác động vào tổn thương. Bên cạnh đó, việc điều trị bằng thuốc bôi không có cơ sở khoa học, tắm nước lá cây, sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm không phù hợp sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, công việc của người bệnh. Vì thế rõ ràng chúng ta nên tìm tới đúng nơi, chọn đúng người để thăm khám cũng như điều trị viêm da cơ địa. 

Trong điều trị viêm da cơ địa, sản phẩm dưỡng ẩm rất quan trọng để điều trị tình trạng khô da. Đó là yếu tố quan trong giúp giảm triệu chứng và hạn chế bệnh tái phát, do vậy trẻ em bị bệnh viêm da cơ địa cần sử dụng dưỡng ẩm thường xuyên và duy trì lâu dài. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê cho bạn các thuốc có thành phần chống ngứa, chống viêm hay kháng sinh giúp làm giảm triệu chứng, tránh nguy cơ bội nhiễm. Các thuốc này đều cần bác sỹ chuyên khoa da liễu kê đơn, chỉ định và theo dõi cụ thể với tình trạng của mỗi người để có hiệu quả và tránh được các hậu quả. 

Việc chăm sóc cho một làn da bị viêm da cơ địa là một yếu tố vô cùng quan trọng mà theo bác sĩ thì nó chiếm một phần khá lớn trong điều trị nhưng cũng khá thách thức sự tuân thủ của người bệnh. Một số gạch đầu dòng tôi muốn lưu ý với bạn đó là:

  • Việc duy trì dưỡng ẩm ngay cả khi bệnh đã thuyên giảm, bôi tối thiểu 2-3 lần/ngày, đặc biệt là ngay sau khi tắm xong
  • Tắm băng nước ấm, không quá 10 phút, không nên dùng sữa tắm có xà phòng và hạn chế sữa tắm có hương thơm
  • Nhẹ nhàng thấm bằng khăn mềm sau khi tắm, không lau mạnh hoặc chà xát.  
  • Hạn chế cào gãi, chà xát, tiếp xúc ẩm ướt, hóa chất…

Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn có cho mình những kiến tức cơ bản nhất về viêm da cơ địa, giúp các bạn luôn có làn da khoẻ mạnh.