có nên nặn mụn trong quá trình điều trị

Trước tiên, việc bạn có nên nặn mụn không phục thuộc vào việc mụn trên da bạn thuộc loại nào. Hầu hết mụn hình thành do các tạp chất, cặn bụi bẩn kết hợp với bã nhờn bao quanh nang lông của bạn dính vào nhau. Điều này có thể tạo ra một nút cứng làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn và kích hoạt cơ chế viêm và đẩy mụn

Ba loại mụn trứng cá phổ biến bao gồm: 

  1. Mụn đầu đen là tình trạng lỗ chân lông mở bị tắc nghẽn bởi dầu và tế bào chết. Dầu và các tế bào bịt kín lỗ chân lông của bạn chuyển sang màu đen khi tiếp xúc với không khí, khiến mụn đầu đen có màu đen đặc trưng.
  2. Mụn đầu trắng tương tự như mụn đầu đen, nhưng chúng được bao phủ bởi da của bạn. Bạn có thể thấy một mảng da bao phủ đầu trắng, cứng đang làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn.
  3. Mụn mủ là những vết mụn sâu hơn và khó nặn hơn. Chúng thường có màu đỏ và viêm. Mụn mủ có thể do dị ứng, nội tiết tố, vi khuẩn hoặc một số tình trạng da khác.

Việc đẩy viêm là cơ chế tự nhiên của cơ thể để giải quyết các lỗ chân lông bị tắc và mụn trứng cá.

Thực chất, việc nặn mụn là cách kích hoạt quá trình chữa lành này và loại bỏ mụn nhanh nhất. Tuy nhiên, việc tự thực hiện nặn mụn tại nhà luôn có những rủi ro đi kèm do hàng rào bảo vệ da bị tấn công và xâm nhập không đúng cách có thể dẫn đến thâm mụn nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc giữ vệ sinh cũng quyết định việc vi khuẩn có xâm nhập trở lại và gây nên tình trạng viêm tồi tệ hơn hơn hay không.

Vậy nên việc trả lời có nên nặn mụn hay không thực ra rất khó. Đúng! De Skin cho rằng bạn nên giải phóng nhân mụn. Nhưng hãy làm đúng cách hoặc được thực hiện bởi cơ sở có tay nghề ổn định và vệ sinh.

Còn nếu bạn vẫn muốn tự thực hiện nặn mụn tại nhà, hãy tuân thủ 1 số lưu ý sau của De Skin Journey nhé:

Hạn chế nặn mụn bằng tay, hãy dùng 1 số dụng cụ y tế được sát khuẩn bằng cồn như kim nặn, que nặn, bông gòn sạch

Không nặn mụn quá sớm khi mụn còn ở sâu dưới da, nhân mụn chưa được gom lại, việc tấn công ngoại lực vào da không hề làm giảm tình trạng sưng viêm. Hãy bình tĩnh và cho nó thời gian

Vệ sinh mặt và tay thật sạch trước khi thực hiện nặn mụn

Tạm ngừng treatment mạnh như BHA, AHA, Retinoids trong routine 3 ngày sau khi nặn mụn do da đang nhạy cảm. Nếu bạn chỉ nặn mụn ở 1 vùng rất nhỏ, thì vẫn có thể dùng được, nhưng tốt nhất hạn chế thoa lên vùng tổn thương nhé. Thay vào đó, hãy tăng cường phục hồi với các sản phẩm chứa kinetin, B5, Urea, Colloidal oatmeal, Allantoin,... để làm dịu da nhanh hơn, hạn chế thâm đỏ.

Việc sử dụng 1 miếng dán mụn nhỏ cũng được De Skin khuyến khích ngay sau khi nặn nhằm hút hết phần dịch mủ còn dư dưới da, giúp da nhanh sạch và tạo 1 mảng bảo vệ vật lý, hạn chế vi khuẩn thâm nhập.

Nếu có thể kiên nhẫn, thì gợi ý của chúng mình vẫn là để các treatment đặc trị mụn xử lý chúng thay vì nóng vội và tác động ngoại lực do bản chất da đang treatment khác nhạy cảm.

De Skin thường không khuyến khích các bạn tự nặn ở nhà. Nhưng việc điều hướng khách đến 1 cơ sở spa mà chúng mình không tự quản lý cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả liệu trình của De Skin.

Khách yêu có mong 1 ngày team De Skin Journey có 1 cơ sở xinh đẹp để trực tiếp phục vụ các đồng xinh đồng mịn không ạ. Điều này vẫn nằm trên kế hoạch dài hạn của chúng mình, chưa thể hứa được gì, nhưng rất hy vọng được mọi người chờ đón.

-- De Skin Journey Team --

Thông tin liên hệ tư vấn liệu trình cá nhân hoá Skincare Routine: 

- Inbox link này gặp chúng mình: m.me/deskinjourney


- Email: support@deskinjourney.com


- Phone: 094 583 1369