1. Sơ lược về nám da

1.1. Nám da là gì? Có phải là bệnh không?

Nám da là sự xuất hiện của các mảng đốm tròn nhỏ, sậm màu ( thường có màu vàng, vàng nâu hoặc nâu đen,…). Các vết nám thường tập trung xuất hiện ở các vị trí trên khuôn mặt như: má, trán, cằm,,… Và những vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời như cổ và cánh tay. 

Nám da không phải là một loại bệnh, cũng không phải là dấu hiệu của bệnh ung thư da. Nó chỉ là sự rối loạn sắc tố da do hắc tố melanin sản sinh quá mức và phân bố không đều giữa các vùng da.

1.2. Nguyên nhân gây tình trạng nám

Có nhiều nguyên nhân gây nên nám da, một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:

  • Di truyền: Theo nhiều nghiên cứu, có đến 30% tình trạng nám da ở phụ nữ là do di truyền.
  • Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ đang mang thai, tiền mãn kinh, có chu kỳ kinh nguyệt thất thường,… gây nên lượng estrogen giảm, thúc đẩy các hắc tố melanin tăng cao gây nên nám da.
  • Tác động của môi trường xung quanh: Khi tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời, các tia UV độc hại sẽ gây hại đến làn da của bạn. Thúc đẩy melanin tăng cao gây nên nám da. Ngoài ra, khói bụi bên ngoài và khí hậu – thời tiết cũng ảnh hưởng đến làn da của bạn.
  • Chế độ sinh hoạt không khoa học: Ăn uống thất thường, thiếu dinh dưỡng, thức khuya, mất ngủ thường xuyên,… tạo điều kiện cho nám da phát triển mạnh mẽ.
  • Sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ gốc gác: Việc sử dụng các sản phẩm này khiến da bị bào mòn, dễ bắt nắng và làm nám da trở nên nặng hơn.

1.3. Phân loại dạng nám da

Nám da được chia thành 3 loại:

  • Nám mảng: Là loại nám có chân nám nông, có màu sắc nhạt và xuất hiện theo từng mảng 
  • Nám da chân sâu (nám đốm): Đây là loại nám khó điều trị dứt điểm. Nằm sâu dưới lớp hạ bì của da và có màu sẫm hơn với từng đốm nhỏ.
  • Nám hỗn hợp: Loại nám này xuất hiện cả nám từng mảng và nám đốm. Có quy trình điều trị phức tạp vì phải điều trị 2 loại nám cùng lúc.

2. Điều trị nám bằng laser là gì?

2.1. Tia laser là gì?

Tia laser là các tia sáng với cường độ ánh sáng mạnh, sử dụng thể thức tập trung ánh sáng với cường độ mạnh, luồng sáng một chiều có khả năng hấp thụ, tác động đến các tế bào sắc tố và phá vỡ chúng.

Công nghệ điều trị bằng laser được ứng dụng ở nhiều dịch vụ Spa, thẩm mỹ viện. Một số ứng dụng của tia laser có thể kể đến như: 

  • Sử dụng tia laser điều trị các tổn thương về mạch máu.
  • Xóa hình xăm trên cơ thể.
  • Trị nám bằng laser.
  • Tia laser dùng để triệt lông.
  • phương pháp trị nám bằng laser