Giải pháp hiệu quả nhất để bảo vệ làn da là dùng kem chống nắng

Theo ThS.BSCKI Võ Khắc Khôi Nguyên - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, tắm nắng hoặc phơi nắng từ 10-15 phút vào mùa hè tương đương với cung cấp 15.000 đơn vị Vitamin D cho cơ thể.

Tuy nhiên, các tia tử ngoại (tia UV) trong ánh nắng khi tiếp xúc với làn da thường xuyên và cường độ lớn, sẽ tấn công trực tiếp vào lớp biểu bì trên da, làm đứt gãy liên kết collagen trên da, khiến độ đàn hồi suy giảm. Từ đó, các nếp nhăn sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Vì vậy, ánh nắng mặt trời là tác nhân gây lão hóa da thường gặp và nguy hiểm nhất.

Bạn nên tránh ra ngoài trong khung giờ 11h trưa-15h chiều vì đây là khoảng thời gian tia UV hoạt động mạnh nhất. Tia UV có khả năng xuyên qua kính và tác động lên làn da, ngay cả khi không có ánh nắng mặt trời (thời tiết âm u, đứng dưới bóng râm, vv).

Giải pháp để bảo vệ làn da hiệu quả là dùng kem chống nắng(viết tắt KCN)

Dựa theo tiêu chí phản ứng với tia UV, kem chống nắng được chia làm 2 loại: vật lý và hóa học

 KCN vật lý không hấp thụ mà phản xạ hoàn toàn tia UV

Ngược lại, KCN hóa học hấp thụ và chuyển hóa tia UV dựa vào phản ứng hóa học, trước khi chúng gây lại cho da.

Dưới đây, mình sẽ giúp bạn phân biệt 2 loại này nhé

Tiêu chí

KCN vật lý

KCN hóa học

Cơ chế tác dụng

Hoạt động như một lớp màng bảo vệ với khả năng phản xạ, phát tán tia UV khiến chúng không thể xuyên qua da

Hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thu, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da

Tên gọi

Sunblock

Suncreen

Thành phần

Thường gồm các thành phần titanium dioxide và zinc oxide

Gồm các chất hữu cơ như sau: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,…

Ưu điểm

-Tác dụng ngay sau khi thoa lên da


- Ít gây kích ứng cho da, phù hợp với những người có làn da nhạy cảm và cả da em bé.


-Tạo thành lớp chống nắng bền vững trong thời gian dài

-Kết cấu mỏng, nhẹ, ít nhờn rít, ít gây bít tắc lỗ chân lông


- Dễ thấm vào da và không làm da bị bóng dầu


- Lượng kem phải sử dụng ít hơn so với kem chống nắng vật lý


- Dễ tiệp màu da và cũng có thể sử dụng để thay để kem lót trang điểm

-Có nhiều loại kem chống nước

Nhược điểm

-Chất kem dày, đặc nên dễ gây bí da, bít tắc lỗ chân lông dẫn tới mụn, da đổ dầu gây tối và sạm màu da.


- Kem chống nắng dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi. Do đó, khi phải hoạt động ngoài trời nhiều hoặc phải tiếp xúc với nước, kem chống nắng vật lý sẽ không phù hợp.


- Thường tạo một lớp màu trắng trên da, không tiệp màu da.


- Khó tiệp màu với lớp nền trang điểm

-Các thành phần hóa học có thể gây kích ứng da, đặc biệt với người có làn da nhạy cảm


- Kém bền vững do đó sau 2 tiếng phải bôi lại


- Sau khi bôi phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da và có tác dụng trước khi ra nắng


- Da dầu sử dụng kem chống nắng hóa học dễ bị nổi mụn

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường xuất hiện loại KCN “lai” giữa vật lý và hóa học. Chúng kết hợp các chất hóa học và các chất có khả năng phản xạ tia UV với nhau để khắc phục được nhược điểm của 2 loại kem ban đầu, nhưng vẫn bảo vệ làn da một cách toàn diện.

Sau khi hiểu được cơ chế hoạt động, ưu -nhược điểm của 2 loại kem chống nắng, hy vọng bạn sẽ lựa chọn loại kem phù hợp với mình, để bảo vệ làn da một cách hoàn hảo nhất.

Tuyết Trinh