Nặn mụn sai cách sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da, mụn lây lan nặng hơn và ngày càng khó chữa.!



* Các loại mụn tuyệt đối không được nặn:




Mụn mủ: là loại mụn đầu trắng, khi mọc làm sưng đỏ da, mọc khá dày, đôi khi bạn sẽ thấy mụn chảy mủ và có mùi hơi hôi.



Mụn đinh râu: bạn có thể nhận diện nó rất dễ dàng vì kích thước của mụn thường rất to, khi nó xuất hiện bạn sẽ bị nóng sốt nhẹ. Đừng nên cố tình nặn chúng vì bạn sẽ trực tiếp gây ra tình trạng viêm nhiễm, lan rộng tình trạng mụn ra các vùng lân cận. Và hậu quả sẹo để lại rất nghiêm trọng và khó chữa trị rất nhiều lần.







Mụn thịt: là một loại mụn nhỏ, đường kính từ 1 – 2mm, thường mọc thành đám ở vùng quanh mắt. Mụn thịt rất dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá nên nhiều người thường dùng ta để nặn. Điều này không tốt chút nào bởi nó sẽ làm phần da có mụn bị tổn thương, khiến mụn lan rộng ra các vùng xung quanh.






Mụn đầu đen: Khi mụn mới xuất hiện, nếu chúng ta dùng tay nặn ngay sẽ không thể lấy hết nhân mụn, để sót lại một phần nằm sâu trong ống nang lông -> khó điều trị hơn. Đặc biệt, tuyệt đối không lấy mụn đầu đen cùng lúc với mụn mủ bởi điều này rất dễ làm lây lan vi khuẩn và gây viêm nhiễm. Chỉ nặn khi mụn đã thật “chín”, nhân trồi lên khỏi bề mặt da.





* Một số mụn được phép nặn là những loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng rẽ, kích thước nhỏ và trên bề mặt da đã lộ rõ phần nhân mụn



Cách đối phó với những loại mụn này là luôn giữ da mặt sạch sẽ, không đụng tay vào để mụn chín một cách tự nhiên. Khi rửa mặt nên massage nhẹ nhàng để mụn rơi ra theo. Đối với mụn đinh râu không nên tự xử lý mà nên đến da liễu để bác sĩ điều trị đúng cách.



Tổng hợp