Lái xe ra đường là bao nhiêu thứ nguy hiểm rình rập bên mình á các mẹ.

>>> 2 lần hoãn cưới vì dịch bệnh, chưa kịp lên xe hoa, cô gái 24 tuổi đã qua đời vì tai nạn giao thông

Mấy vụ tai nạn đăng đầy trên báo khiến người đọc không khỏi ám ảnh. Khi thì xe chạy quá tốc độ, lấn làn, khi thì tài xế uống rượu bia, buồn ngủ nên gây tai nạn.

Còn vụ tai nạn mình sắp kể đây lại rất hy hữu luôn.

Nguồn tin từ trang Bảo vệ Pháp luật cho hay, sự việc xảy ra vào rạng sáng ngày hôm qua, 30/9/2020, trên Quốc lộ 1, đoạn thuộc địa giới hành chính thôn Văn Trường Tây, xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Xe ô tô tải mang biển kiểm soát của tỉnh Bạc Liêu, do anh Đặng Văn Đ., sinh năm 1983, lái xe hướng đi từ Nam ra Bắc. Di chuyển đến vị trí trên, anh Đ. dừng xe ngang dốc để đi vệ sinh. Không ngờ xe tải này bất ngờ tuột dốc, lao xuống vườn cây ven đường, lật nghiêng và đè trúng anh Đ. khiến anh tử vong tại chỗ.

hình ảnhẢnh chụp trang Bảo vệ Pháp luật.

Ngay sáng đó, cơ quan chức năng huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để làm rõ vụ tai nạn này.

Biết trách ai bây giờ, lỗi này là do tài xế dừng xe không đúng chỗ.

Dù Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định 11 nơi không được phép dừng xe, cụ thể:

#1. Bên trái đường một chiều;

#2. Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

#3. Trên cầu, gầm cầu vượt;

#4. Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

#5. Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

#6. Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

#7. Nơi dừng của xe buýt;

#8. Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

#9.Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

#10. Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

#11. Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

hình ảnh


Ảnh trái: Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Thanh Niên. Ảnh phải: Hiện trường vụ tai nạn. Nguồn: An toàn Giao thông. 

Trong số 11 nơi không được phép dừng xe, rõ ràng là tài xế này đã dừng ngay gần đầu dốc, chưa rõ tầm nhìn có bị che khuất hay không nhưng nó tiềm ẩn nguy cơ trượt dốc, ngã đè người dẫn đến hậu quả tử vong, vụ việc trên là thực tế điển hình.

Vụ tai nạn này chỉ có nạn nhân là chính tài xế đó, và người này đã qua đời. Trường hợp gây tai nạn cho người khác, có thể bị thương nặng hoặc qua đời, và tài xế này còn sống thì việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự là điều không thể tránh khỏi.

Vậy nên lái xe ra đường mẹ cần phải chú ý, ngoài chuyện quan sát trước sau khi lái, lúc dừng xe mẹ cũng cần để ý nha. Gây tai nạn cho người khác là mình bị truy cứu trách nhiệm hình sự đó, án tù cao nhất đến 15 năm lận. Mẹ nhớ nha.

Tổng hợp